bên dòng potomac
(tùy bút)
Washington DC, tháng 7 Bên dòng Potomac, nhìn dòng nước trôi như một tảng thạch khổng lồ, cái màu nước vàng vàng, đen đen muôn đời của những dòng sông trên trái đất này như một thách đố với mọi sự thay đổi của cuộc sống trải dài theo hai bên hông của nó,
Người ta nói chủ nghĩa Cộng sản như một đối cực của chủ nghĩa Tư bản, theo tôi điều đó không hoàn toàn đúng. Sự tích lũy của cải trong cái quá trình tạo nên các giai cấp xã hội, không phải là một thứ chủ nghĩa như chủ nghĩa Cộng sản, hay chủ nghĩa Thực dân, hay chủ nghĩa phát xít, hay chủ nghĩa Nhân đạo... Những chủ nghĩa đã được hình thành như những giải đáp được đề nghị cho một bài toán cần một đáp số; nó là sự phản ứng lại của con người trước những lệch lạc, những ung thối trong đời sống nhân loại. Những lệch lạc, những ung thối phát sinh ra trong cái quá trình kéo dài hàng ngàn năm của lịch sử loài người, chúng giống như những mụt nấm hay những lớp rong rêu bám trên một thân cây quá già cõi.
Đời sống của thế giới cũ, thế giới tư bản, như màu nước muôn đời của dòng sông, nếu dùng chữ “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” để chỉ cho cái chủ nghĩa của thế giới này thay cho danh xưng “Tư bản Chủ nghĩa” mà người ta vẫn thường dùng thì ý nghĩa có lẽ sẽ xác thực hơn, nhưng “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” là một từ mâu thuẫn, bởi vì kinh nghiệm là một cái gì bao trùm các chủ nghĩa, kinh nghiệm là cha đẻ của các chủ nghĩa, kinh nghiệm làm phát sinh ra các chủ nghĩa. Trong ý nghĩa đó, “Tư bản Chủ nghĩa” là một “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” và kinh nghiệm chủ nghĩa không phải là một đối cực của chủ nghĩa Cộng sản hay bất cứ một chủ nghĩa nào khác. Nó dung chứa và khai sinh ra mọi thứ chủ nghĩa, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Hiện sinh, chủ nghĩa Nhân đạo...
“Kinh nghiệm Chủ nghĩa” ta tạm gọi là “Tư bản Chủ nghĩa”, chủ nghĩa của cái thế giới chúng ta đang sống, nó như cái màu nước muôn đời của dòng sông, với đất cát, rong rêu, với tất cả những gì nó đã mang theo trong nó ngay cả những rác rưởi, những xác chết sình thối hay là những sinh vật để nuôi sống con người. Người ta muốn thay đổi màu nước đó của dòng sông dù bằng một triệu thùng phẩm đó của chủ nghĩa Cộng sản, hay một triệu thùng phẩm nâu của chủ nghĩa phát xít, hay một triệu thùng phẩm vàng của chủ nghĩa Thực dân... thì cuối cùng màu nước sông vẫn cứ là màu vàng vàng, đen đen muôn đời của dòng sông mà thôi, phải thế không? Điều này lịch sử nhân loại đã cho ta những bài học rất rõ ràng, sự biến thái và mất dần chủ nghĩa Thực dân trên địa cầu, sự không còn hợp thời trang nữa của nhiều thứ chủ nghĩa khác trong thế kỷ chúng ta, sự rập khuôn lại các hình thức muôn đời của chủ nghĩa Tư bản trong thế giới Cộng sản, những ung nhọt tìm thấy trong thế giới Cộng sản, không khác gì những ung nhọt trong thế giới cũ nếu không muốn nói là trầm trọng hơn rất nhiều vì sự quá độ của nó. Điều đó cho ta thấy nhân loại đang chạy trên một vòng tròn mà điểm đến cũng chính là điểm khởi hành, phải thế không? | Nếu mọi điều quả đúng như thế, thì rõ ràng người ta đã phí phạm xương máu cho một cái gì hết sức VÔ ích mà người ta gọi là cách mạng, là cải tạo hay một danh xưng nào khác. Cách mạng là một trò chơi chết người, nó giống như một người muốn nhuộm đỏ, nhuộm nâu, nhuộm vàng hay nhuộm tím... dòng sông; nhưng chưa ai làm được như thế dù là nhuộm bằng máu, màu của dòng sông bao giờ vẫn cứ là cái màu vàng vàng, đen đen muôn đời của nó. Dòng sông là một vật sinh động, nó không chết như cái màu mà người ta muốn cho nó. Ý nghĩ của con người là một cái gì chết cứng trong khi cuộc đời thì luôn luôn thay đổi, sinh động, đầy sức sống, người ta không thể dùng một vật chất để giết một vật sống, cũng như người ta không thể dùng một chủ nghĩa để thay đổi cuộc đời này, nhưng người ta đã làm như thế và tạo nên những thảm họa. | Màu của dòng sông, cái màu của đất cát, của rong rêu, của rác rưởi, của những gì đã nuôi sống con người hay để giết chết con người... Muốn thay đổi cái màu đó của dòng sông, nhất định không phải là cái việc của phẩm màu, đó là công việc của cái máy lọc, không có những rác rưởi, những rong rêu, đất cát... thì có cái màu như ngọc của nước trong. Nếu chúng ta đã có lần xả rác xuống dòng sông, chúng ta không nên chê trách cái màu nước đục ngầu đó của dòng sông và chúng ta cũng đừng mất công làm cái công việc nhuộm đỏ nó, phải thế không?
Chúng ta đã gây ra mọi sự và chúng ta tìm cách chữa trị hay đổ lỗi cho người khác, đó là việc không tương xứng với vóc dáng của một con người, nhưng chúng ta chỉ làm thế và đó chính là thảm họa của chúng ta.
Chiều nay đứng bên dòng Potomac, nghĩ lan man về mọi chuyện, để thấy được rõ ràng cái bất lực của chính mình và sự đua đòi muôn thuở của con người trong tham vọng giải quyết số phận của mình, một số phận mong manh, nhỏ bé, hèn hạ biết bao, nhưng thử | hỏi, đối với một con người, có cái gì lớn hơn trái tim và khối óc của anh ta không? Nếu anh ta tưởng là mình đã tìm thấy được cái lớn hơn đó thì hoặc là anh ta đã tự lừa dối mình hoặc là anh ta chấp nhận để tự biến mình thành một công cụ cho cái gì đó trong cuộc đời này? Đó lại cũng là một thảm họa khác đang xảy ra cho chúng ta, phải thế không?
Thôi! Hãy chấm dứt cái nghĩ quẩn của mình đi. Buổi chiều đang xuống dân; cái ráng vàng tuyệt diệu cuối chân trời không còn bao lâu nữa sẽ biến mất, và lúc đó, chung quanh ta chỉ còn bóng tối mà thôi.
1981
(tùy bút)
Washington DC, tháng 7 Bên dòng Potomac, nhìn dòng nước trôi như một tảng thạch khổng lồ, cái màu nước vàng vàng, đen đen muôn đời của những dòng sông trên trái đất này như một thách đố với mọi sự thay đổi của cuộc sống trải dài theo hai bên hông của nó,
Người ta nói chủ nghĩa Cộng sản như một đối cực của chủ nghĩa Tư bản, theo tôi điều đó không hoàn toàn đúng. Sự tích lũy của cải trong cái quá trình tạo nên các giai cấp xã hội, không phải là một thứ chủ nghĩa như chủ nghĩa Cộng sản, hay chủ nghĩa Thực dân, hay chủ nghĩa phát xít, hay chủ nghĩa Nhân đạo... Những chủ nghĩa đã được hình thành như những giải đáp được đề nghị cho một bài toán cần một đáp số; nó là sự phản ứng lại của con người trước những lệch lạc, những ung thối trong đời sống nhân loại. Những lệch lạc, những ung thối phát sinh ra trong cái quá trình kéo dài hàng ngàn năm của lịch sử loài người, chúng giống như những mụt nấm hay những lớp rong rêu bám trên một thân cây quá già cõi.
Đời sống của thế giới cũ, thế giới tư bản, như màu nước muôn đời của dòng sông, nếu dùng chữ “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” để chỉ cho cái chủ nghĩa của thế giới này thay cho danh xưng “Tư bản Chủ nghĩa” mà người ta vẫn thường dùng thì ý nghĩa có lẽ sẽ xác thực hơn, nhưng “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” là một từ mâu thuẫn, bởi vì kinh nghiệm là một cái gì bao trùm các chủ nghĩa, kinh nghiệm là cha đẻ của các chủ nghĩa, kinh nghiệm làm phát sinh ra các chủ nghĩa. Trong ý nghĩa đó, “Tư bản Chủ nghĩa” là một “Kinh nghiệm Chủ nghĩa” và kinh nghiệm chủ nghĩa không phải là một đối cực của chủ nghĩa Cộng sản hay bất cứ một chủ nghĩa nào khác. Nó dung chứa và khai sinh ra mọi thứ chủ nghĩa, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Hiện sinh, chủ nghĩa Nhân đạo...
“Kinh nghiệm Chủ nghĩa” ta tạm gọi là “Tư bản Chủ nghĩa”, chủ nghĩa của cái thế giới chúng ta đang sống, nó như cái màu nước muôn đời của dòng sông, với đất cát, rong rêu, với tất cả những gì nó đã mang theo trong nó ngay cả những rác rưởi, những xác chết sình thối hay là những sinh vật để nuôi sống con người. Người ta muốn thay đổi màu nước đó của dòng sông dù bằng một triệu thùng phẩm đó của chủ nghĩa Cộng sản, hay một triệu thùng phẩm nâu của chủ nghĩa phát xít, hay một triệu thùng phẩm vàng của chủ nghĩa Thực dân... thì cuối cùng màu nước sông vẫn cứ là màu vàng vàng, đen đen muôn đời của dòng sông mà thôi, phải thế không? Điều này lịch sử nhân loại đã cho ta những bài học rất rõ ràng, sự biến thái và mất dần chủ nghĩa Thực dân trên địa cầu, sự không còn hợp thời trang nữa của nhiều thứ chủ nghĩa khác trong thế kỷ chúng ta, sự rập khuôn lại các hình thức muôn đời của chủ nghĩa Tư bản trong thế giới Cộng sản, những ung nhọt tìm thấy trong thế giới Cộng sản, không khác gì những ung nhọt trong thế giới cũ nếu không muốn nói là trầm trọng hơn rất nhiều vì sự quá độ của nó. Điều đó cho ta thấy nhân loại đang chạy trên một vòng tròn mà điểm đến cũng chính là điểm khởi hành, phải thế không? | Nếu mọi điều quả đúng như thế, thì rõ ràng người ta đã phí phạm xương máu cho một cái gì hết sức VÔ ích mà người ta gọi là cách mạng, là cải tạo hay một danh xưng nào khác. Cách mạng là một trò chơi chết người, nó giống như một người muốn nhuộm đỏ, nhuộm nâu, nhuộm vàng hay nhuộm tím... dòng sông; nhưng chưa ai làm được như thế dù là nhuộm bằng máu, màu của dòng sông bao giờ vẫn cứ là cái màu vàng vàng, đen đen muôn đời của nó. Dòng sông là một vật sinh động, nó không chết như cái màu mà người ta muốn cho nó. Ý nghĩ của con người là một cái gì chết cứng trong khi cuộc đời thì luôn luôn thay đổi, sinh động, đầy sức sống, người ta không thể dùng một vật chất để giết một vật sống, cũng như người ta không thể dùng một chủ nghĩa để thay đổi cuộc đời này, nhưng người ta đã làm như thế và tạo nên những thảm họa. | Màu của dòng sông, cái màu của đất cát, của rong rêu, của rác rưởi, của những gì đã nuôi sống con người hay để giết chết con người... Muốn thay đổi cái màu đó của dòng sông, nhất định không phải là cái việc của phẩm màu, đó là công việc của cái máy lọc, không có những rác rưởi, những rong rêu, đất cát... thì có cái màu như ngọc của nước trong. Nếu chúng ta đã có lần xả rác xuống dòng sông, chúng ta không nên chê trách cái màu nước đục ngầu đó của dòng sông và chúng ta cũng đừng mất công làm cái công việc nhuộm đỏ nó, phải thế không?
Chúng ta đã gây ra mọi sự và chúng ta tìm cách chữa trị hay đổ lỗi cho người khác, đó là việc không tương xứng với vóc dáng của một con người, nhưng chúng ta chỉ làm thế và đó chính là thảm họa của chúng ta.
Chiều nay đứng bên dòng Potomac, nghĩ lan man về mọi chuyện, để thấy được rõ ràng cái bất lực của chính mình và sự đua đòi muôn thuở của con người trong tham vọng giải quyết số phận của mình, một số phận mong manh, nhỏ bé, hèn hạ biết bao, nhưng thử | hỏi, đối với một con người, có cái gì lớn hơn trái tim và khối óc của anh ta không? Nếu anh ta tưởng là mình đã tìm thấy được cái lớn hơn đó thì hoặc là anh ta đã tự lừa dối mình hoặc là anh ta chấp nhận để tự biến mình thành một công cụ cho cái gì đó trong cuộc đời này? Đó lại cũng là một thảm họa khác đang xảy ra cho chúng ta, phải thế không?
Thôi! Hãy chấm dứt cái nghĩ quẩn của mình đi. Buổi chiều đang xuống dân; cái ráng vàng tuyệt diệu cuối chân trời không còn bao lâu nữa sẽ biến mất, và lúc đó, chung quanh ta chỉ còn bóng tối mà thôi.
1981