TƯỜNG TRÌNH - KHÚC HÁT DU CA
  • Trang Chính
  • Trình Ca
  • Trình Viết
  • HT Vượt Biên
  • Sưu Tầm
  • Your Highness

Đời Miên Viễn


Lời Hay:

Đời Miên Viễn

Trong đời người đều có những kỷ niệm không quên. Đối với đa T số người Việt Nam tha phương trên xứ người, kỷ niệm vượt biển ngày nào, dẫu thế nào, cũng sẽ là ký ức sâu sắc khó quên nhất. Tôi cũng vậy, hôm nay viết lại, thấy được nhẹ lòng. Cảm ơn niềm cảm hứng từ anh Ngụy Vũ với chương trình “Chuyện kể hành trình biển đông”. Viết như một kỷ vật để lại cho các con biết được thế hệ cha mẹ của chúng vì sao và đã đến đất nước thứ hai này như thế nào.
- Cháu được phái đoàn châp nhận rôi. Đứng lên cảm ơn ông đi.
Bao nhiêu năm trôi qua, tôi vẫn không quên lời nói của bác thông dịch viên trong căn phòng phỏng vấn lạnh ngắt của Sở Di Trú Hoa kỳ, tại trại tị nạn Panat Nikhom, Thái Lan, tháng Sáu năm 1988. Đời thuyền nhân trong trại tị nạn được lên gặp phái đoàn chấp nhận cho đi định cư là điều mơ ước lớn lao nhất đã được đổi bằng một đời người đẫm máu và nước mắt. Tôi được phái đoàn chấp nhận trong bối cảnh sàng lọc gắt gao người tị nạn cuối mùa, nhờ tấm hình minh chứng người mẹ quá cố từng làm đầu bếp cho tòa Đại Sứ Mỹ trước năm 1975.
Mẹ đã vĩnh viễn đi xa. Những gì để lại vẫn lo toan được cho đời con. On mẹ biêt đời nào đên tạ được.
Khi nhân viên Sở Di Trú hướng dẫn sang phòng bên chụp hình, chân tôi bước đi mà nghe nhẹ như đi trên mây. Trên đường trở lại trại, cả một đoạn đời như khúc phim quay chậm lại trong trí tôi.
Sau ngày mẹ tôi mất, năm 1984, tôi là đứa con duy nhất trong gia đình, ba đã rời bỏ từ lúc tôi còn nhỏ. Mang nỗi buồn đời cô độc, tôi lao ra đời thử mọi nghề mưu sinh. Tôi nhận ra, một người không thân thế, không vốn liếng, muốn kiến tạo cuộc sống tự lập là điều cực kỳ nan giải, gần như tuyệt vọng trong xã hội Việt Nam, nhất là trong những ngày tháng của đất nước vào thập niên 80.
Sau mấy năm lăn lộn thử đủ nghề, năm 1988, một người bạn thân đã giới thiệu cho tôi một Việc làm sống tạm qua ngày, dạy học cho năm đứa con gia đình bác sĩ. Nhận việc khoảng đầu năm, tưởng kéo dài đời gia Sư cũng yên phận. Không ngờ, Sau Vài tháng một Sự kiện bất ngờ đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi.
Một đêm, tôi nằm mơ thấy mẹ tôi về nhà thăm. Trong mơ, không có ý niệm người đã mất, tưởng như khách quí đến thăm. Tôi mừng quá, mời mẹ dùng cơm, rồi ngại ngùng chỉ thấy cơm không. Tôi vội nói, mẹ ngồi chơi để đi mua thức ăn nhưng bà cản lại và nói: “Thôi con, phải cố gắng sống thanh đạm cực khổ.”
Có điều lạ, bản thân không có thân nhân ở nước ngoài, nghèo xác Xơ, Vậy mà tôi rất thích học tiéng Anh. Lúc đó, hầu như ai học tiéng Anh đều đã có hướng xuất ngoại. Tôi tìm được lớp học rất hay với thầy Phạm Văn Sự. (Có lẽ là một trong những giáo sư Anh văn giỏi nhất của thành phố cho đến bây giờ. Ngoài uyên bác về Anh ngữ, thầy còn thông thạo bốn thứ tiếng khác.)
Học được một khóa, hết tiền, nghỉ học. Thầy nhắn bạn tìm đến tận nhà khuyên tôi gắng trở lại lớp học, thầy không nhận học phí. Những ngày tháng học với thầy đã giúp tôi rất nhiều trong những ngày đầu định cư trên xứ người. Một lần nữa, xin gửi đến thầy lòng kính ơn sâu Χa .
Một buổi chiều tháng Ba năm 1988, tình cờ gặp lại người bạn cũ.
Hai thăng rủ nhau vào quán cà phê vỉa hè tâm Sự chuyện đời đên khuya. Hai hôm sau, đi dạy vê thây mảnh giây Viêt vội của thăng bạn nhét vào khe cửa: “Rảnh ra quán... có chuyện cân.”
Tôi lật đật chạy ra quán. Thằng bạn từ từ mồi thuốc, nhắp ngụm cà phê, mặt nghiêm trọng:
- Tao cùng bà già với mây đứa em có chuyên Vượt biên. Hai hôm nữa!
Lúc đó, tôi nghĩ bụng, tưởng gì còn nói cho người ta thèm:
- Thôi thì, chúc mày và gia đình lên đường bình an. Tao nghe nói lúc này vượt biên khó khăn lắm. Các nước không muốn nhận người tị nạn nữa, bắn chìm hay đuổi ghe vượt biên ra lại biển cả.
- Tại ông già tao đang ở trại Thái Lan quen và trả tiền cọc cho một ông chủ tàu trong trại. Chuyến ghe này do vợ ông ta tổ chức ở kênh Năm, Rạch Giá. Gia đình tao, nếu không liều mạng đi chuyến này không biết bao giờ mới đoàn tụ với ba tao.
Tôi im lặng mà lòng bâng khuâng. Thằng bạn hỏi nhỏ: - Mà mày có muốn đi chung với nhà tao không? Tôi bùi ngùi trả lời: - Hoàn cảnh tao mà đi được còn nói gì nữa. Kẹt cái tao nghèo lắm. Mày biết đó, đi uống cà phê với mày còn không có tiền trả khi chưa tới kỳ lãnh lương dạy kèm. Tiền đâu vượt biên?
- Bà chủ ghe đang ở nhà tao. Mày theo tao về nhà. Tao sẽ nói giùm cho mày đi thiếu, sang Mỹ trả, chịu không?
Tôi nghe giật mình thót tim, tưởng như chuyện thần thoại. Lòng không hy vọng gì nhưng cũng cố gắng:
- Cảm ơn mày có lòng quá tốt. Tao nghe lời mày thử coi. Nếu bà chủ ghe không chịu, mày cũng yên tâm mà lên đường.
Đến nhà, gia đình bạn cùng bà chủ ghe đang ăn cơm. Ngồi xuống, ăn chưa xong chén cơm, thằng bạn tôi đã vô đề. Bà chủ ghe (có điều là lạ, cũng là người Bắc di cư, dung mạo hao hao mẹ tôi) chưa nghe dứt lời đã lắc đầu dứt khoát:
- Giỡn hoài, sang đó nó không trả thì làm gì. Tui có thiêu gì người Ở cùng kênh gửi con đi, trả tiên đàng hoàng, tui còn chưa muôn nhận.
Tiên liệu trước nên tôi chẳng phiền lòng. Để tránh sự ái ngại cho bạn, tôi ăn vội cho xong chén cơm rồi xin phép về không quên chúc chuyến đi bình an. Chân vừa dợm ra đến cửa, tiéng má của bạn tôi gọi giật lại:
- Khoan đã cháu. Nè chị, thôi chị làm phước cho cháu nó đi thiếu đi. Tui nghe thằng con tui kể hoàn cảnh nó mồ côi cũng tội nghiệp. Trời thương, Sang được trại tị nạn, Vợ chồng tui sẽ trả trước cho anh chị rồi sẽ lấy tiền nó sau.
Bà chủ ghe suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi, chắc số trời. Tui đồng ý cho nó đi thiếu làm phước. Ghe tui với gia đình chị là ba mươi chín người, có nó vô đủ bốn mươi. Đến được trại tị nạn là tụi tui lấy tiền liền đó nha. Đúng hai ngày nữa, người của tui lên đón nhóm người của chị.
Chưa biết chuyến vượt biên kết quả ra sao, vậy mà khi tôi xin phép
Vê nhà chuân bị, chân bước ra cửa mà lâng lâng như đi trên mây. Linh cảm cho thây một sự đôi đời săp đên.
Lúc đó, chưa đến ngày lãnh lương gia sư, không có tiền lộ phí để đi từ Sài Gòn xuống Rạch Giá, tôi định đặt điều nói dối với gia đình ông bác sĩ xin lãnh lương sớm nhưng thấy ngại quá. Thằng bạn đến phụ tôi thu xếp dọn nhà nghe chuyện bàn ngay:
- Không có bao nhiêu đâu, đừng làm vậy. Gia đình tao sẽ bao mày chi phí từ thành phố xuống bãi luôn.
Thế là tôi lên đường đi chuyến vượt biển đông đầu tiên của cuộc
đời. Một bộ quần áo màu nâu cũ, đôi dép gần đứt quai, cùng với túi rỗng không! Nhóm gồm bảy người, gồm gia đình thằng bạn và tôi. Chúng tôi rời bến xe Miền Tây từ sáng sớm nhưng người dẫn đường lần lữa mãi đến tối mới đưa xuống Rạch Giá để tránh tai mắt của công an, du kích địa phương.
Vì quá cẩn thận, chúng tôi xuống tới bến xe trời đã gần nửa đêm. Thấy vẻ hốt hoảng của bác dẫn đường mới hay “cá lớn” phải rời bến lúc một giờ sáng. Nhìn không gian vắng lặng, tối đen với hàng cây số đường ruộng từ bến xe tới bãi ghe ở Kênh Năm cả bọn thở dài chán nản. Phép lạ đầu đến. Bỗng đâu xuất hiện đúng ba chiếc xe thồ mơi khách. Bám lấy phương tiện cuối cùng, bảy người nhảy lên ba chiếc xe thồ đưa hết tiền còn lại, yêu cầu ba anh xe thồ chạy hết sức bình sinh. Có một xe chở đến ba người. Xe tôi chỉ tôi và thằng bạn. Tôi phải ngồi phía ngoài. Yên xe sắt quá nhỏ cho hai thằng thanh niên. Nhiều lần tưỞng đã bị hất văng xuống ruộng. Tôi cũng không hiểu sao mình dính được trên chiếc xe thồ được đạp hết tốc lực, băng qua màn đêm, ruộng mương. Đến Kênh Năm đúng lúc ghe bắt đầu chuẩn bị rời bến.
Bóng tối thật dầy. Một đêm không trăng tháng Tư năm 1988. Tôi lầm lũi theo nhóm người leo xuống ghe. Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi giật mình nhìn chung quanh thấy chiếc ghe thật nhỏ, giống nhu ghe đi sông, chở bốn mươi người mà chật cứng. Người trên ghe ngồi thẳng, đầu và vai nhô lên khỏi mạn ghe. Tôi và gia đình bạn nói với nhau, chắc đây chỉ là chiếc taxi chở ra “cá lớn”.
Mọi người được lệnh khom mình sát xuống lườn ghe. Anh tài công phủ tấm lá chuối dày lên trên, ghe bắt đầu xuôi dòng kênh, vượt qua các trạm gác, thẳng đường đến bãi của “cá lớn”. Quá mệt mỏi, dù trong tư thế khom mình, tôi ngủ mê thiếp đi hồi nào không hay. Giật mình tỉnh dậy do ghe bị xóc mạnh từ những cơn sóng đánh vào hai mạn ghe, trời đã tờ mờ sáng. Nghe nồng mùi mằn mặn của muối, ghe đã ra đến biển. Chẳng có chiếc “cá lớn” nào khác. Chiếc ghe nhỏ đi Sông mong manh này cũng là “cá lớn” đưa chúng tôi vượt biển đông. Tôi nhìn thấy vẻ Sợ hãi lộ rõ của má bạn tôi. Bà từng tham dự nhiều chuyến Vượt biên thất bại lần trước, nhưng đã quá muộn để thay đổi ý. (Cũng là số trời.
Nếu bà có thì giờ xuống Rạch Giá xem xét ghe trước chắc tôi chẳng có chuyến đi định mệnh này.)
Ghe đi được khoảng hai ngày bị bão. Ghe quá nhỏ, cơn bão lớn cuộn hàng cột sóng khổng lồ giận dữ ầm ầm khắp biển đông. Đêm đó, nằm bẹp dưới sàn ghe nhìn lên bầu trời đen kịt mây mù nặng trĩu thật thấp, tôi rùng mình nhìn những cột sóng cao ngất trời như tầng lầu cao tầng từng đợt, từng lớp từ trời cao đen thăm đánh ập xuống ghe, như lưỡi búa thần chết. (Những đợt sóng tử thần giống hệt trong phim “The Perfect Storm”. Lúc xem phim, tôi rùng mình nhớ lại những giờ phút kỷ niệm này.) Chuyện chiếc ghe bị đánh chìm chỉ còn là thời gian. Chỉ cần một đợt sóng đánh trúng sẽ nhận chìm chiếc ghe ngay lập tức. Vậy mà cứ mỗi lần lưỡi búa của tử thần đập xuống, lại có một cơn sóng khác tự động nâng chiếc ghe lên tránh khỏi trong gang tấc. Lúc này máy ghe hoàn toàn tê liệt. Mọi người và anh tài công đều nằm chờ thiên mệnh. Bên cạnh tôi là Ly, em gái thằng bạn, tôi buồn bã rên rỉ:
- Phen này chắc chết quá Ly ơi. Chợt nghe tiéng cô gái trả lời, từng chữ một, chậm rãi, bình tĩnh: - Nếu có đức tin, anh sẽ sống.
Tôi giật mình nhìn sang thấy khuôn mặt Ly điềm đạm, sáng ngời. Nhờ vậy, tôi lấy lại được can đảm một chút. (Sau này mới biết Ly ăn chay trường, tu tại gia từ nhỏ cho đến giờ, đang sống tại Cali.)
Không hiểu phép lạ nào đã giúp chiếc ghe chết máy vẫn còn bồng bềnh trên biển đông sau khi chịu đựng sự tấn công suốt đêm cua cơn bão “Perfect Storm”. Buổi sáng hôm sau, trời lại trong xanh không gợn chút mây, như chưa từng có cơn bão đêm qua.
Lúc này tới cái khổ khát nước. Đến buổi trưa, nóng như đổ lửa trút xuống ghe trần không mui. Đến lúc đó chúng tôi nhận ra sự tệ hại của khâu tổ chức, ghe không có nước và lương thực chung cho mọi người. Mạnh ai đem riêng cho mình. Chúng tôi là nhóm người duy nhất từ thành phố xuống đinh ninh mọi sự đã được chuẩn bị nên không ai mang theo thức uống hay đồ ăn. Những người trên ghe là dân địa phương từng
Nếu bà có thì giờ xuống Rạch Giá xem xét ghe trước chắc tôi chẳng có chuyến đi định mệnh này.)
Ghe đi được khoảng hai ngày bị bão. Ghe quá nhỏ, cơn bão lớn cuộn hàng cột sóng khổng lồ giận dữ ầm ầm khắp biển đông. Đêm đó, nằm bẹp dưới sàn ghe nhìn lên bầu trời đen kịt mây mù nặng trĩu thật thấp, tôi rùng mình nhìn những cột sóng cao ngất trời như tầng lầu cao tầng từng đợt, từng lớp từ trời cao đen thăm đánh ập xuống ghe, như lưỡi búa thần chết. (Những đợt sóng tử thần giống hệt trong phim “The Perfect Storm”. Lúc xem phim, tôi rùng mình nhớ lại những giờ phút kỷ niệm này.) Chuyện chiếc ghe bị đánh chìm chỉ còn là thời gian. Chỉ cần một đợt sóng đánh trúng sẽ nhận chìm chiếc ghe ngay lập tức. Vậy mà cứ mỗi lần lưỡi búa của tử thần đập xuống, lại có một cơn sóng khác tự động nâng chiếc ghe lên tránh khỏi trong gang tấc. Lúc này máy ghe hoàn toàn tê liệt. Mọi người và anh tài công đều nằm chờ thiên mệnh. Bên cạnh tôi là Ly, em gái thằng bạn, tôi buồn bã rên rỉ:
- Phen này chắc chết quá Ly ơi. Chợt nghe tiếng cô gái trả lời, từng chữ một, chậm rãi, bình tĩnh: - Nếu có đức tin, anh sẽ sống.
Tôi giật mình nhìn sang thấy khuôn mặt Ly điềm đạm, sáng ngời. Nhờ vậy, tôi lấy lại được can đảm một chút. (Sau này mới biết Ly ăn chay trường, tu tại gia từ nhỏ cho đến giờ, đang sống tại Cali.)
Không hiểu phép lạ nào đã giúp chiếc ghe chết máy vẫn còn bồng bềnh trên biển đông sau khi chịu đựng sự tấn công suốt đêm cua cơn bão “Perfect Storm”. Buổi sáng hôm sau, trời lại trong xanh không gợn chút mây, như chưa từng có cơn bão đêm qua.
Lúc này tới cái khổ khát nước. Đến buổi trưa, nóng như đổ lửa trút xuống ghe trần không mui. Đến lúc đó chúng tôi nhận ra sự tệ hại của khâu tổ chức, ghe không có nước và lương thực chung cho mọi người. Mạnh ai đem riêng cho mình. Chúng tôi là nhóm người duy nhất từ thành phố xuống đinh ninh mọi sự đã được chuẩn bị nên không ai mang theo thức uống hay đồ ăn. Những người trên ghe là dân địa phương từng 
vượt biên nhiều lần. Tuy nhiên là cuộc hành trình sinh tử, ai nấy đều cất giấu riêng phần của mình. Tội nghiệp mẹ bạn tôi có đứa con nhỏ, họ đã San sẻ cho ít nước uống, củ sắn. Còn thanh niên như tôi và thằng bạn đành nuốt nước miếng và tưởng tượng cho quên sự đói khát.
Trong cơn mê sảng, tôi mê thấy mẹ đem đến cho một ly đá chanh. Cầm từ tay mẹ, uống vào ào ạt sao không thấy đã khát, tỉnh ra mới xót xa rằng chỉ là nằm mơ. (Đây cũng là lý do bây giờ thức uống tôi thích nhất ở nhà hay vào tiệm chỉ là một ly đá chanh.) Lúc này, tôi cảm thấy cổ khô khốc hình như không còn sống để làm nhiệm vụ nối đầu và mình ՈԱ` 3.
Ghe chết máy bồng bềnh trôi gần một ngày, mọi người sốt ruột lôi anh tài công dậy chung nhau tìm cách Sửa lại máy ghe. Hì hục một hồi, tiếng máy nổ vang trở lại như đem lại niềm hy vọng cho đoàn người vượt biển.
Ghe chạy được một đỗi, trời bắt đầu tối dần. Đi trên biển đông với chiếc ghe mong manh, thấy sợ đêm của biển. Trời chỉ vừa hoàng hôn, mặt biển yên lắng không còn nữa, thay vào đó là những cuộn sóng lớn. Do kinh nghiệm của đêm trước, chúng tôi biết đây chưa phải là bão chỉ là những cuộn sóng lớn. Chiếc ghe quá nhỏ, mọi người bị sóng đánh ướt toàn thân. Nước tràn vào ghe, mọi người hè nhau vươn sức kiệt tát UOC.
Trong đêm mờ mịt của sóng nước biển đông, chợt chúng tôi nhìn thấy ánh sáng của con tàu lớn trong tầm nhìn. Ghe đã hoàn toàn hết nước, đồ ăn. Trẻ con, phụ nữ kiệt dần sức chịu đựng. Tôi cuống quít kêu gọi mọi người cuốn quần áo đốt làm lửa hiệu cầu cứu. Tôi đứng trên mũi tàu giơ cao ngọn đuốc lửa, không thấy dấu hiệu chiếc tàu lớn thấy được. (Có lẽ họ không thể thấy đóm lửa quá nhỏ nhoi giữa biển đêm hay làm ngơ không thấy.) Tôi, người bạn cùng một thanh niên vội nhóm lại ngọn đuốc tàn lửa cho lần lửa hiệu cầu cứu thứ hai. Người thanh niên có lẽ vì quá mệt không suy nghĩ tưới vội xăng vào ngọn đuốc tàn trên tay tôi. Tay, người tôi vẫn còn dính xăng từ lần đầu làm đuốc, toàn thân bùng cháy như ngọn đuốc sống. Quá nóng, như phản xạ, tôi nhảy đại xuống biển dù không biết bơi. Tôi còn nhớ, chân vừa chạm xuống mặt biển đêm lạnh ngắt, như có vật gì mềm mềm cùng với sóng đẩy mạnh tôi trở lại lên mặt nước. Tay tôi giơ lên chạm vào vật gì cứng như gỗ. Hóa ra sóng bật tôi lên cao, tay đụng được vào mạn thuyền. Như người sắp chết đuối nắm được phao cứu mạng, tôi dùng hết sức bình sinh đu mạnh toàn thân như bay trở lại chiếc ghe. Người chạy đến ngay phụ kéo tôi lên ghe chính là bác chủ ghe.
Tôi rơi xuống biển từ đầu mũi ghe. Lúc từ biển đu lên vào phía cuối mạn ghe. Lúc này, toàn thân, từ mặt, tay, lưng tôi đã bị phỏng nặng. Vết thương đẫm nước biển, nước dơ trong thuyền làm vết thương nóng rát rất đau đớn, khó chịu vô tả. Anh tài công thấy tội nghiệp, cho phép tôi rời khoang ghe chật cứng lên ngồi bên khoảng trống sau ghe gần máy.
Qua câu chuyện trao đổi với anh tài công, tôi mới hay gia đình tổ chức chuyến vượt biên biết chiếc ghe quá nhỏ chỉ có kế hoạch đưa ghe đến được giàn khoan dầu của Mỹ trong Vịnh Thái Lan. Nhờ Mỹ can thiệp chính phủ Thái cho vào trại tị nạn. Lúc này đã vào năm 1988, cuចំi mùa Vượt biên, ghe Vượt biên nào chạy thẳng vào lãnh thổ Thái đều bị kéo trở ra hay bị bắn chìm.
Từ câu chuyện với anh Hùng tài công, tôi càng nghe càng thấy lạnh người vì tuyệt vọng. Lúc này, anh chẳng buồn giấu là không biết gì về phương hướng đi biển. Anh chuyên lái ghe cào đi sông vì nghèo nhận bừa chân tài công để được đi. Tôi ngậm ngùi hỏi anh để được đi đâu, hay đi vào cõi chết?
Chiếc ghe anh lái lầm lũi lướt đi vô định trong đêm. Tôi nhìn bóng tối mênh mông trước mặt như miệng khổng lồ của con quái vật từ từ nuốt chửng chiếc ghe nhỏ bé chợt nước mắt pha lẫn nước biển nhạt nhòa trên mặt. Thương cho số phận con người đành phải rời bỏ quê hương để đi tìm cái sống trong cái chết.
Lúc này, dù thương tích thân thể đau đớn nhưng tâm hồn thật yên lắng, tôi chợt nhìn lên trời cao suy tưởng về chân ảnh của Phật Quan  m, theo tập quán gia đình luôn thờ phượng trong nhà. Mệnh đã tới gần cửa tử, tâm chợt thanh khiết, gởi đến Phật lời niệm tha thiết: “Thân này là giả tạm. Cõi ta bà là biển khổ. Nếu mệnh số của bốn mươi người chúng con đã hết, xin thương độ trì cho các linh hồn về nơi an lạc.” Có lẽ tập trung tư tưởng quá mãnh liệt, tôi cảm thấy một luồng điện giật mạnh toàn thân tới đầu.
Vừa lúc đó, tôi chợt thấy một vùng khoan dầu sáng rực ngay trOng tầm mắt. Giật mình nhớ anh Hùng nói rằng chỉ mong ghe đến được giàn khoan dầu, tôi quay sang anh Hùng đang ngủ gật nói lớn với giọng tự tin:
- Anh Hùng, lái ghe đi hướng này sẽ đến giàn khoan. Anh tài công giật mình từ cơn ngủ gục hỏi lại: - Ủa, ông biết đường hả?
- Đúng đi hướng này.
Tôi chỉ tay về vùng sáng chói lòa của giàn khoan nghĩ thầm, anh tài công này chắc cận thị nặng không thấy ánh sáng của giàn khoan sờ sờ trước mắt hay sao.
Anh Hùng tận tụy lái chiếc ghe đi theo hướng tôi chỉ. Ghe chạy mãi đến trời mờ sáng. Hình ảnh giàn khoan biến mất. Hóa ra đó là ảo ảnh chỉ một mình tôi thấy được. Lúc đó, tôi tưởng ảo ảnh do ảnh hưởng của vết thương phỏng toàn thân đã bị nhiễm trùng gây ra. Nhưng có lẽ không phải.
Cả ghe gầm lên vì tức giận, nhất là anh Hùng: - Không tội nghiệp ông bị thương Vì ghe là tụi tui quăng ông
xuống biển cho rồi. Không biết làm ơn ngồi yên. Ông định giết sớm cả chiếc ghe này hả?
Lúc đó, tôi đâu nghĩ mình sẽ sống, dù hơi băn khoăn chuyện tận mắt thấy giàn khoan đêm qua nên chẳng bận tâm chuyện chiếc ghe gầm gừ chửi rủa mình. Tôi còn nghĩ thầm tếu trong bụng, trước sau cũng chết, chết sớm tốt sao giận dữ vậy.
Lúc này, tình hình trên ghe bi đát cùng cực. Đã hơn ba ngày ghe không còn nước và đồ ăn. Mọi người nằm rũ rượi chèn đè nhau trên ghe. Tôi không quên hình ảnh ghe lúc đó. Những em bé nhắm ghiền mắt, mềm lả khô khốc trên tay những bà mẹ như đã chết.
Bất ngờ, từ xa, một chiếc tàu đánh cá to lớn tiến thẳng thật nhanh về phía chúng tôi. Ai nấy như bừng sống lại. Mọi người ráng đứng dậy vẫy la cầu cứu chiếc tàu lạ.
Chiếc tàu đánh cá lớn đến càng gần tạo ra những đợt sóng to như muốn nhấn chìm chiếc ghe nhỏ bé. Chiếc tàu phải lui lại, dừng cách chúng tôi một khoảng cách. Nhìn sang thấy hàng chục thủy thủ người Thái mặt dữ dằn đứng đầy trên bong tàu, chỉ chỏ sang ghe. Ai nấy mình trần trùng trục xâm kín chỉ mặt quần lót. Tôi nghĩ thầm, thôi rồi, tàu hải tặc, đại nạn chập chùng, số chết trước sau cũng chết.
Thủy thủ trên tàu đánh cá dùng thang dây kéo từng người chúng tôi sang tàu, cột chiếc ghe của chúng tôi phía sau tàu. Tôi hơi ngạc nhiên nghĩ, thường hải tặc tràn sang tấn công ngay, ít khi đưa hết người từ ghe vượt biên sang tàu của họ, chẳng lẽ có phép lạ cứu sinh chúng tôi.
Khi đưa chúng tôi sang hết, tàu đánh cá đã bày trên bong đầy những nồi cá luộc, những thùng nước đá. Mặc kệ ra sao thì ra, mọi người trên ghe lăn xả vào đồ ăn, nước để lấy lại sinh lực cho thân thể kiệt sức. Những bà mẹ rũ rượi, thân thể kiệt Suy, chưa vội ăn, lo thẩm từng giọt nước lên môi, mớm từng miếng cá cho con nhỏ. Tình mẹ thương con bao la biết bao nhiêu. Tôi còn nhớ ngụm nước đá đầu nuốt vào cổ họng đau đớn vô cùng nhưng sau đó là vị giác tuyệt vời của sự sống trả lại. Ước mơ khao khát mãnh liệt của mọi người lúc đó chỉ là một ly nước. Mới hay ước mơ của con người thay đổi theo mỗi hoàn cảnh của cuộc đời.
Tôi ăn không được nhiều, chỉ uống. Như chưa hoàn hồn, đứng ngẩn ngơ nhìn đoàn người trên ghe ăn uống say sưa, tưởng tôi là chủ ghe, ông thuyền trưởng tên Tẩy, gốc Campuchia sống ở Thái, có vợ người Việt, nói tiếng Việt giọng lơ lớ như người Tàu, kéo lên cabin nói chuyện. Vừa vào phòng lái, tôi thấy bàn thờ Phật Quan  m thật to. Tôi cảm thấy bình an nghĩ, chủ tàu đánh cá Thái thờ Phật chắc không có ý hãm hại chúng tôi.
Ông Tẩy nói tiếng Việt lơ lớ chậm rãi, đại ý:
- Đừng lo. Tui không cho thủy thủ làm bậy đâu. Tui thờ Phật, làm ăn đàng hoàng. Tàu tui trên đường đi đánh cá ngược hướng, nhìn ống nhòm thấy ghe các ông biết là ghe người Việt vượt biên. Nhưng không thể, cũng không có ý định cứu. Rồi tôi được tin thời tiết cho biết, đêm nay có bão cấp bảy, cấp tám rất lớn trên biển. Gọi về đất liền vô tình kể lại, vợ tui la hét rồi khóc lóc buộc tui phải quay tàu lại cứu các ông.
(Một lần nữa gởi đên vợ chông ông lời tri ân cứu mạng.) Rôi ông nói một câu làm tôi giật mình đên nôi gai ôc:
- Ghe ông có muốn đi tới giàn khoan Mỹ trong Vịnh Thái Lan phải không? Đi đúng hướng lắm đó nhưng phải hơn một ngày nữa mới tới, với lại không sống qua cơn bão đêm nay đâu.
Tôi chưa kịp nói xin ông cứu giúp đưa chiếc ghe vào đất liền, ông đã cho hay Sự thật não lòng:
- Tàu tui không thể đưa ghe ông. Vào Thái được. Bây giờ vào là chính phủ bắn chìm hay tịch thu bỏ tù luôn. Tui chỉ có thể kéo ghe ông vào một hòn đảo Campuchia gần đây, do bộ đội Việt Nam chiếm đóng. Các ông phải trở lại Việt Nam bị tù nhưng còn hơn là chết trên biển, đúng không?
Tôi chuyển thông điệp của ông Tẩy đến mọi người. Dù thật buồn, nhưng ai nấy cũng đồng ý. Dù sao tù tội còn có ngày ra, còn hơn vùi xác trên biển cả. Đêm đó, ông Tẩy nhốt mọi người vào phòng có cửa kính nhìn ra ngoài, chìa khóa do ông cất. Ông giữ lời hứa không cho phép các thủy thủ làm hại những cô gái trên ghe.
Đêm đó, dù mệt mỏi, nhưng tôi không ngủ được. Một phần Vì bao suy tư trong lòng, một phần vì tiếng sóng bão gầm thét bên ngoài. Nhìn ra cửa kính, thấy chiếc tàu khổng lồ của ông Tẩy chao đảo mãnh liệt, có lúc như muốn chìm vì những đợt sóng khổng lồ. Tôi thầm nghĩ, đêm nay chúng tôi sẽ ra sao nếu còn ở trên chiếc ghe nhỏ bé. Tôi chợt thấy lòng trào dâng cảm xúc, cảm nhận Và cảm tạ may mắn hay điều thiêng liêng đã cứu sống chúng tôi trong đường tơ kẽ tóc.
Sáng hôm sau, tàu ông Tẩy đưa chúng tôi vào đảo như ông đã đề cập hôm trước. Tôi đã quên tên đảo, thuộc vùng biển Campuchia, do bộ đội Việt Nam chiếm đóng. Ông Tây không quên tặng cho những bộ đội nhiều thùng cá và thuốc lá như âm thầm gởi gấm mong họ đối đãi chúng tôi tử tê.
Người bộ đội chỉ huy trưởng đảo, trước khi đưa cả ghe Vào Ở trong lô cốt trống, đã giải thích rõ ràng số phận của chúng tôi với giọng ôn tồn hiền lành:
- Cứ sáu tháng, tàu từ Phú Quốc mới ra tiếp tế một lần. Xui cho mấy anh, thật ra xui cho tụi tôi, tàu mới Vừa ra tháng rδί, phải chờ năm tháng nữa mới có tàu ra đưa mấy anh về trình diện công an Phú Quốc, rồi họ sẽ chuyển các anh về thăng khám Chí Hòa. Trong thời gian chờ đợi ở đảo, chúng tôi sẽ tiếp tế thực phẩm, nước uống cho các anh đầy đủ. Nhớ sống kỷ luật đàng hoàng.
Buổi tối đoàn người bốn mươi mạng chen chúc trong lô cốt còn hừng hực nóng của ban ngày. Như có điều mơ hồ, lạ lùng thôi thúc, tôi lén một mình ra khỏi lô cốt đi thẳng về phía căn nhà lá của ban chỉ huy đảo.
Tôi bất ngờ bước vào gian phòng, cả ba người bộ đội đang ngồi uống trà giật mình. Sau tôi mới biết đó là ba người có trách nhiệm chỉ luy lớn nhất đảo. Trưởng và phó đảo, và chính trị viên của đơn vị.
Người chính trị viên thét to làm tôi giật mình, giọng miền bắc:
- Này, thằng vượt biên này láo nhé. Đi đâu mà sồng sộc vào phòng chỉ huy. Không phép tắc gì thế này.
Tôi dừng lại, đứng trước ba người, nói chậm và rõ từng chữ:
- Xin lôi em vô phép vào đây. Em có vân đê xin trình bày với các anh. Ba người như chưa hết ngạc nhiên, trợn to mắt yên lặng nhìn tôi.
- Xin các anh tha cho tụi em được tiếp tục ra đi. Nếu các anh giữ tụi em lại đảo thêm năm tháng nữa sẽ tốn thực phẩm quý hiếm của đơn vị đảo. Tụi em bị vào tù, các anh có được cấp trên khen thưởng gì thêm không? Mọi người trên ghe vượt biên không phải vì phản quốc gì đâu, hầu hết chỉ mong đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài trong lúc chờ đợi giấy tờ quá lâu ở Việt Nam.
- Thằng này lý sự hay lắm. Thế tụi tao cứ thả tụi mày đi không vậy
Chỉ người chính trị viên nói. Hai người trưởng và phó đảo vẫn giữ im lặng từ đâu. Đên đây, tôi thây mọi sự “đầu tiên” đã mở, tin răng mọi người trên ghe có mang theo Vàng nên tôi xin phép trở về.
Mọi người trên ghe nghe tôi kể lại chuyện thương lượng với ban chỉ huy đảo, ai cũng mừng như chết đi sống lại. Cả ghe gom lại đưa cho tôi gần bốn mươi chỉ vàng.
Sau khi giao vàng, mọi người đến xem lại ghe mới hỡi ôi, chiếc ghe của chúng tôi được tàu ông Tẩy kéo nhưng đã gần rã nát vì cơn bão lớn đêm đó. Cả bọn chúng tôi buồn bã tuyệt vọng, người trưởng đảo lên tiéng:
- Đừng lo. Chúng tôi bắt được một ghe nhỏ đánh cá trái phép của ngư phủ Thái Lan tháng trước. Cho các anh chiếc ghe đó để tiếp tục lên đường như đã thỏa thuận.
Cả hai nhóm người, Vừa bộ đội, Vừa người Vượt biên Xúm lại lau chùi, sửa lại máy trên chiếc ghe Thái. Đến xẩm tối, tiếng máy trên ghe nổ vang. Lệnh của trưởng đảo, mọi người phải trở lại lô cốt ngủ để lên đường ngày hôm sau. Sốt ruột, chúng tôi xin đi ngay. (Sợ ban chỉ huy đảo đổi ý hay tàu đất liền biết đâu xui xẻo trở lại đảo ngày mai..) Người trưởng đảo nhất định từ chối, chỉ nói đêm nay biển động đi nguy hiểm.
Sáng hôm sau, đoàn người Vượt biên tiêp tục lên đường. Hai bên là những người bộ đội tiễn đưa. Viên sĩ quan chỉ huy trưởng, trước lúc mọi người lên ghe, nói lớn:
- Chúc bà con lên đường bình an. Đi hướng này rất gần là về Phú Quốc. Hướng này xa hơn là đến giàn khoan dầu Mỹ trên Vịnh Thái Lan. Tùy bà con quyết định.
Ghe đi bình an thêm hơn một ngày. Đến chiều tối ngày 11 tháng Tư năm 1988, chúng tôi ai cũng thấy ánh lửa rực rỡ của giàn khoan dầu Mỹ trong Vịnh Thái Lan. Lần này là sự thật không phải là ảo ảnh nữa. Những nhân viên Mỹ tại giàn khoan mặc đồng phục màu cam chạy tràn xuống cấp cứu chiếc ghe chúng tôi giữa biển đông đêm ấy như những thiên thần. Nhân viên Mỹ tại giàn khoan cấp tốc đưa tôi lên phòng cấp cứu, vết phỏng lúc ấy đã bị nhiễm trùng rất nặng.
Chúng tôi được giữ lại một xà lan bên cạnh giàn khoan trên biển, trong lúc chờ đợi công ty Mỹ thương lượng với chính phủ Thái về số phận của đoàn ghe. Nhóm bốn mươi người vượt biên chúng tôi ở trên xà lan sau hai tháng lên đến gần ba trăm người. Nhiều ghe vượt biên tiếp tục được giàn khoan vớt sau đó.
Sau hai tháng chờ đợi, chúng tôi được di chuyển vào trại tị nạn Banthad dọc theo biên giới Thái - Miên, ngay trong vùng giao tranh của quân đội Việt Nam và Khơ Me Đỏ. Giam người tị nạn ở đây, chính phủ Thái hy vọng làm nản lòng, chặn đứng được làn sóng tị nạn Việt Nam vào Thái vào những năm 1986-1988.
Chúng tôi sống thoi thóp trong hồi hộp, lo âu giữa vùng giao tranh. Nhiều đêm nghe tiếng pháo đạn sát kề. Mãi đến tháng Sáu năm 1989, nhờ hiệp ước Geneva, chúng tôi được chuyển đến trại chính Panat Nikkom, chính thức được gặp các phái đoàn phỏng vấn cho đi định cư.
Giờ này, đã gần mười bốn năm trôi qua trên đất Mỹ, chuyện vượt biển đông năm nào chỉ còn là kỷ niệm. Xin thêm một lần kính ơn Phật Quan  m, tính danh của thượng đế trong niềm tin và hiểu biết hẹp hòi của tôi. Tạ ơn ngài điều huyền diệu, cho phép chúng tôi được tiếp tục sống, bình an qua khổ nạn đêm nào trên biển đông. Tôi chợt Suy nghĩ, lý do khiến mình được tiếp tục sống, trong lúc hơn nửa triệu người Việt phải chết thảm trên biển cả vì bão táp, hải tặc, đói khát. Có phải Vì cái chết thật ra không phải là điều bất hạnh, chỉ là bước chuyển tiếp sang thế giới khác tốt đẹp hơn. Những người được tiếp tục sống trên biển đông năm Xưa được trao một Sự mệnh phải hoàn thành. Không lẽ được sống để tiếp tục ăn ngủ, ôm chuyện sân Si với thế gian, rồi lại cũng chết. Buồn quá.
Lời nguyền dưới trăng Song Quân
Những tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ có dịp nhắc lại chuyện xưa nữa. Gần mười bốn năm trôi qua kể từ ngày bỏ nước ra đi, xa rời quê hương yêu dấu, lìa bỏ cha mẹ anh chị em, lìa bỏ Vợ con, bạn bè và cả những khung trời thân yêu Xưa cũ.
Một nỗi niềm chua xót ray rứt vô vàn. Tôi đã cố nhiều lần không nghĩ đến, cố không dám moi trong ký ức những kỷ niệm thân yêu ngày xưa để hình dung, tưởng tượng, sống triền miên trong niềm hạnh phúc hư vô của một thời quá khứ son trẻ. Mỗi khi nghĩ đến, trong tâm khảm tôi luôn hằn lên những nỗi đau nhức nhối luôn cảnh tỉnh cho tôi biết rằng, thời diễm phúc tuyệt vời của ngày xưa ấy đã qua rồi, đã ngập chìm trong màu máu tanh tưởi. Quê hương thần tiên giờ đã nằm trong tay bọn vô thần, bọn tôn vinh một thứ chủ nghĩa ý thức hệ quái đản.
Đớn đau đã quá nhiều, có cần phải nhắc lại không? Gợi ra làm gì những chua xót của chuyến vượt biên đầy gian nan, sóng gió trên biển cả mênh mông. Vật vã Với thiên nhiên đi tìm một chân trời có tình người, có lẽ sống, nơi con người có tự do căn bản định hướng cho cuộc đời, nơi có đời sống văn minh nhân bản đúng nghĩa. Để có những điều đó, hơn hai triệu người Việt Nam và bản thân tôi đã đem sinh mạng ra đánh đổi như một canh bạc. Được, có tất cả. Nhược bằng không, cũng đành phó mặc cho số phận.
Tôi may măn nhờ ơn trên phù hộ đã đên được bên bờ bình an. Cuộc hành trình đã trải qua ít nhiều chua xót và xúc động. Tuy tàu không gặp những hiểm nguy kinh khủng như những tàu khốn khổ khác nhưng những biến chuyển định mệnh trong chuyến đi đã làm tôi ray rứt, xót xa một thời gian dài. Gần mười bốn năm trôi qua không đủ để tôi xóa đi những hồi ức xưa cũ. Trong tương lai, vĩnh viễn một kiếp, đời tôi sẽ không thể nào quên những cảm giác bàng hoàng thảng thốt khi ấy.
Câu chuyện dưới trăng trên biển cả mênh mông đêm ấy không như một kỷ niệm đẹp lãng mạn và trữ tình, mà là một lời nguyền đáng sợ báo trước một cái chết tức tưởi, thương đau của một cô gái. Bao năm tháng đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời, giòng đời thản nhiên trôi nhưng lòng tôi vẫn quặn thắt, nỗi ray rứt gậm nhấm tâm khảm không bao giờ nguôi ngoai. Mỗi lần nghĩ lại, nhớ lại buổi nói chuyện đêm ấy dưới trăng vằng vặc, tôi không ngờ rằng là người được lựa chọn để báo trước một định mệnh đau thương tức tưởi. Hôm nay dù đã quá xa, quá lâu, kỷ niệm buồn xa xưa tôi đã dằn trong ký ức, vẫn còn trong tiềm thức và luôn hiện hữu trong cuộc đời tôi, không thể nào quên được.
Tình cờ có chương trình kể chuyện biển đông, những cảm giác rùng mình xa xưa trở về thôi thúc mãnh liệt. Chỉ nghĩ đến thôi, tâm tư tôi nhẹ hẳn đi, phải kể ra thôi. Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện thương tâm so với những hãi hùng của bao chuyến đi bạc mệnh khác, nhưng là người trong cuộc được nói ra, được chia sẻ những ẩn ức tâm lý, có lẽ tôi sẽ được nhẹ nhàng thanh thản cõi lòng hơn chăng? Qua bài viết này, tôi không mong gì hơn là cất đi được gánh nặng trong lòng. Hơn thế nữa, hy vọng góp thêm vào lịch Sử một chút đau thương mà dân tộc đã chịu quá nhiều thiệt thòi, đau khổ.
Các bạn có tin vào tâm linh không, có tin vào linh cảm huyền bí báo trước những điều sắp xảy ra không? Những giấc mơ có được kết thành bởi những ám ảnh nặng nề tinh thần? Tôi tin lắm, tin tưởng vô cùng vì tôi là chứng nhân chứng kiến những điều kỳ lạ đó. Tôi kể câu chuyện xảy ra với tôi và xảy ra với một cô gái đi chung tàu với tôi.
Sau gần ba mươi lần đi không lọt, bị bể, bị rượt chạy, xuống tàu nhỏ hụt tàu lớn, lên tàu lớn lại không ra được cửa biển, bị gạt, bị gài. Tổng cộng tôi bị gỡ lịch hai lần gần ba năm. Có như vậy mới nếm được mùi đời, mới rõ được bộ mặt gian trá của lũ cướp đã làm đau thương và nhục nhã cho cả dân tộc. Có như vậy, tôi mới rõ quyết định bỏ nước ra đi là hoàn toàn đúng. Bị gài, bị gạt, bị bắt... đã tăng thêm trong tôi sự quyết tâm thực hiện cho kỳ được. Tôi luôn quan niệm rằng, ở đời này, muốn làm một điều gì phải có ý chí, có nghị lực, cộng thêm chút may mắn thành công Sẽ rất lớn. Vì Vậy, thua keo này, tôi cό tim cό bày keo khác.
Đầu năm 1989, tình cờ tôi được bạn bè giới thiệu qua Miên. Vào thời điểm được thông báo lên đường, chân tôi còn đau lắm. Trước đó một tuần, đi Hồng Ngự, sau đó qua bến phà Nek Luong vào Miên, rủi thay xe của tôi bị lật ở ngã ba An Hữu. Vì là xe khách chạy lậu, nên họ chỉ chở những người bị thương nặng đến bệnh viện. Còn sơ sơ nứt ngón chân như tôi, họ bỏ mặc nằm đó. Tôi cố gượng đau leo lên ruộng, bao xe ôm về Sài Gòn vào bệnh viện bó bột. Bất chấp lời khuyên của bác sĩ phải dưỡng ba tuần, tôi đón xe đò khác đi ngay dù cả thân đau ê ẩm và xương ngón chân bị nứt hành nhức nhối vô cùng. Tối hôm đó, tôi tới Nam Vang. Gần một tuần sau được tin chuẩn bị đi. Sau khi biết chắc chắn ngày đi, tôi mượn cưa, cưa bỏ ngay lớp băng bột.
Sáng hôm sau, chúng tôi tập trung trong một nhà kho kín đáo nằm chờ xe đến. Trời nắng nhẹ, gió mát thổi từng cơn làm dịu lòng người. Tôi rộn vui nghĩ đây là điềm lành và yên tâm chờ xe đến. Sự háo hức và hồi hộp làm tôi đánh mất óc nhận xét và phán đoán, xe chạy ngang qua trung tâm thành phố, hầu hết là chung cư, ngồi trên lầu cao nhìn xuống sẽ thấy chúng tôi rõ mồn một chẳng có gì che giấu. Ai nấy đều thu mình gọn lại ước ao nhỏ như kiến để chẳng ai nhìn thấy. Việc gì đến phải đến. Xe chạy ra khỏi thành phố gần đến ngã ba Svay Rieng, một đoàn xe cup Honda rượt theo vây lại. Nhìn những tên công an răng hô mã tấu hí hửng cười, lòng tôi quặn thắt, ngao ngán, thở dài. Ôi, ông trời ơi! Chúng tôi có tội lỗi gì đâu, có đòi hỏi gì đâu. Chỉ mong được sống yên ổn tự do. Điều ấy chúng tôi đã được hưởng. Nhưng vào thời điểm đen đủi đã bị cướp đi một cách tức tưởi, trắng trợn. Xin ơn trên cho chúng con sớm thoát khỏi những trấn áp bạo tàn. Xin ơn trên phù hộ cho chúng con sớm được hưởng một đời sống yên ổn, tự do và hạnh phúc.
Không hiểu do lòng thành tâm cầu khẩn hay là ám ảnh ao ước quá lớn, tự nhiên có chuyện lạ xảy ra. Khi chúng đem chúng tôi về đồn gom lại một chỗ, trong khi làm thủ tục đem nhốt, bỗng nhiên tai tôi nghe văng vẳng một tiếng nói: “Đi đi, hãy đi về đi.” Tự nhiên có một lực kỳ lạ hay bản năng thôi thúc, tôi đã bước qua những tên công an cô hồn đang canh gác gần đó và ra đường cái trốn mất. Sau này, các bạn bị bắt chung hỏi sao liều thế, tôi đã không trả lời được.
Một tuần sau, khi đã chuộc mọi người ở tù ra đông đủ, chúng tôi lên đường ngay. Kỳ này cẩn thận hơn, chúng tôi thoải mái ngồi trên chiếc xe bus du lịch xuôi về hướng cảng Shihanoukville. Vài tiếng sau, sẽ rẽ vào một cánh rừng. Từ đây phải băng rừng mà đi. Đến lúc này, thân tôi mới thực là khốn khổ, hai ngón chân chưa lành nhức nhối vô cùng. Trong rừng, mạnh ai nấy theo bước chân người kia, đi gần như chạy. Khổ thân tôi phải cố nhịn đau ráng theo cho kịp, lẽo đẽo theo sau cùng. Hai chân gần như mất cảm giác. Cũng may, ở trong rừng mau tối, mọi người phải đi chậm lại, tôi ráng cũng theo kịp.
Chúng tôi đến bờ biển. Nơi này khuất nẻo như một vịnh nhỏ. Cách xa bờ khoảng hai trăm mét đã có sẵn một chiếc tàu neo ở đó, lù lù đem đặc trong bóng đêm. Cũng may lần này có chủ đi theo tiễn đưa nên mọi người được sắp xếp lên tàu đâu vào đó không diễn ra hỗn loạn như một vài lần tôi gặp phải trước đó. Khi mọi người đã yên vị trí, tàu khởi hành ngay. Đêm ấy thời tiết mát mẻ, chung quanh an ổn tạo cho tôi cảm giác Sáng khoái vô cùng. Đứng trên mũi tàu nhìn trời nước một màu đen sẫm, sau lưng là núi rừng trùng điệp âm u, xa xa bên phải là những bọt sóng đèn lăng quăng hiu hắt trải dài quấn quít trên mặt nước đen ngòm rọi từ cảng Shihanhoukville. Những le lói vàng ảo trong bóng đêm mờ mịt gợi cho tôi lòng chạnh nhớ quê nhà, nhớ gia đình, cha mẹ, vợ con. Nỗi buồn ly hương man mác dâng lên cảm xúc:
Thôi thế cũng xong một đoạn đời Giã từ cố quận, lệ đầy vơi
Sầu dâng tê tái hờn vong quốc
Khóc kiếp giang hồ phận nổi trôi
Đã ba ngày đêm vẫn chỉ toàn mênh mông trời nước một màu. Xa xa thỉnh thoảng xuất hiện một vài chấm đen ở chân trời xa thăm thẳm, khi ẩn khi hiện. Sự thèm khát đủ thứ luôn tạo cho chúng tôi những cảm giác lạ lùng. Những cơn nóng bức như thiêu đốt dưới ánh mặt trời tạo thêm ảo ảnh kích thích Sự đói khát mà chưa bao giờ chúng tôi gặp phải. Ngày đi qua, chiều đã tàn, hoàng hôn buông xuống, mọi người ngầy ngật say ngủ mê mệt. Tôi chợt sảng khoái một chút. Khi đêm về, tôi mệt nhất vì suốt cả ngày bận rộn khi đôn đốc anh em bơm nước ra, khi người này sốt người kia ói, khi bận chia nước cho đều và canh giữ hai thùng nước. Rảnh tay một tí lại leo lên mũi tàu quan sát khắp phương trời mong tìm một cứu cánh nào đó, cho dù tôi vẫn biết điều đó khó xảy ra nữa khi cả thế giới đã quá mệt mỏi với người tị nạn Việt Nam. Cũng như chúng tôi không ngờ rằng, những ngày chuẩn bị xuống tàu ra đi là ngay các trại tị nạn Đông Nam Á đóng cửa vĩnh viễn.
Đêm thứ ba rạng ngày thứ tư, như thường lệ tôi ra sau lái nằm nghỉ một chút. Vừa chợp mắt mơ màng, nghe có tiếng động nhẹ, mở mắt nhìn. Đó là cô gái người Hoa ngồi trong cabin. Những ai có con nhỏ được ưu tiên cho chỗ tốt. Cô nhẹ nhàng hỏi tôi bằng tiếng Việt khá chuân:
- Xin phép anh cho em nằm cạnh được không? Ngạc nhiên, tôi vội đáp:
- Không sao, cô nằm đi. Nhưng sao cô không ở trong cabin? Ở ngoài này đêm khuya khá lạnh và gió dữ lắm.
Cô lăc đâu bảo:
- Anh cứ cho em năm đây đi. Không hiêu Sao em Sợ quá. Em lạnh và cô độc quá. Em lại vừa năm mơ thây lạ quá nên em sợ. Em run quá. Em muôn nói Với anh điêu này.
Cô tuôn ra một hơi không đầu không đuôi, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi cũng thấy lạ lùng nữa. Cô ở trong khoang đã ba ngày đêm rồi, suốt ngày chỉ ôm con năm ngủ thôi. Tôi cũng khá mệt nên không còn thăc măc nữa, nhích qua, đưa mên cho cô đăp. Cô Vừa run rây, Vừa thôn thức. Tôi hỏi lại:
- Cô lạnh hả? Cô đau hay sao? Cô cần thuốc không? Bỗng nhiên cô bật khóc, nói như mê sảng: - Anh ơi, em Sợ quá. Em lạnh quá. Aùo quần em ướt hết rồi. Tôi thấy kỳ kỳ hỏi tiếp:
- Cái gì vậy? Cô làm sao vậy? Cô sụt sùi khóc và nói trong tiếng nấc nghẹn ngào!
- Anh ơi, em mơ thấy kỳ lạ quá. Em thấy có một người đàn bà tóc xõa rũ rượi, mặc áo dài trắng toát. Bà ta lướt đi chầm chậm trên mặt nước. Đến gần em chỉ tay ngay mặt em và nói, ngươi hãy đi đi, ta nguyền rằng ngươi phải đi khỏi nơi đây để lo cho con và mọi người. Vừa nói bà ấy vừa vẩy nước vào mình em. Lạnh quá và sợ quá, em giật mình tỉnh dậy. Em không dám ở trong đó nữa. Ôi em sợ quá.
Cô thở hắt ra, đôi mắt nhướng lên sáng rực trong một thoáng rồi lại mơ màng xa xăm. Cô ngồi bật dậy như chợt tỉnh, run giọng nói:
- Anh ơi, em tin anh. Cho em gửi con anh chăm sóc giùm.. Bé Mimi còn nhỏ lắm. Em chỉ tin anh thôi. Anh nhớ nghe anh.
Cô lại lẩm bẩm gì đó, Xong lại nằm vật xuống, hai tay khua nhè nhẹ trước mặt. Có bắt đầu cất tiếng hát. Giọng ca của cô nghe khàn khàn buồn não nuột, ngậm ngùi, đứt quãng. Tuy không hiểu tiếng Hoa nhưng tôi biết bản nhạc này. Bản nhạc “El Condo Pasa” hay của vùng Trung Mỹ, tôi đã được nghe tiếng Anh do hai ca sĩ nổi tiếng thập niên 60 Simon & Garfunkel hát. Tôi đã nghe nhiều lần và lần đầu tiên được nghe bằng tiếng Hoa. Tôi không hiểu lời nhưng cảm nhận được cô hát chất chứa một nỗi tuyệt vọng, u sầu như lời tạ từ đi về cõi hư vô nào.
Đêm đã khuya lắm, tôi cảm thấy hơi nhức đầu và mệt mỏi, muốn an ổn để ngủ một tí. Tôi rời cô leo lên nóc cabin nằm. Chẳng bao lâu, tôi thiếp đi. Lúc gần sáng, tôi bật choàng dậy khi nghe có tiếng hét:
- Có người rớt xuông biên. Có người rớt xuông biên.
Tôi cố mở mắt nhìn sau đuôi tàu kéo dài hai vệt nước vẫn còn lờ mờ hơi Sương sớm. Tôi còn nhìn thấy đầu người, hai tay đang quạt nước. Tạm yên tâm nghĩ rằng người đó biết lội. Tôi cũng la hét phụ cùng mọi người, hối tài công quay lại. Đến khi tàu quay lại sát bên người rớt xuống, tôi vẫn không biết đó là người nhảy xuống cứu mà cứ nghĩ rằng đó là người rớt xuống biển. Trời mới hừng sáng, ai cũng còn say ngủ nên chẳng biết gì. Thực sự nếu tôi biết ấy rớt biển, không hiểu tôi có nhảy xuống cứu hay không. Nhảy xuống thân phận tôi sẽ ra sao khi đang mặc bộ đồ ấm dày. Có phải chăng lời nguyền kia đã ứng nghiệm. Cô ấy đến số phải ra đi, đi cho con cô ấy và chúng tôi được sống.
Tôi còn nhớ rằng, tâm trạng lúc ấy đã bình ổn trở lại. Trên tàu quăng dây xuống cho người ấy leo lên. Chẳng lâu su, tôi lại bực bội vô cớ vì vòng đầu không cứu được vì trên tàu quăng dây xuống nhưng lại không cột vào tàu. Phải đến vòng hai mới cứu được. Sau khi thoa bóp, chà xát bằng dầu nóng, anh kia tỉnh lại. Bằng giọng yếu ớt, hoảng hốt, anh cho hay một tin kinh hoàng. Anh chỉ là người nhảy xuống cứu, còn người kia vuột tay mất rồi. Chúng tôi xúc động quay lại vòng vòng tìm. Riêng tôi khi biết người rơi xuống biển là cô ấy, tôi đã run rẩy toàn thân. Một nỗi xúc cảm trào dâng ngùn ngụt, tôi đã la hét không cho tàu đi mà quay lại hai, ba vòng để tìm. Nhưng hỡi ơi, chỉ là vô vọng. Chỉ là sự im lặng mênh mông ghê rợn. Không một nơi nào có dấu hiệu vừa cướp đi sinh mạng một cách phũ phàng. Thật đau đớn. Nỗi đau càng tăng khi anh bạn hồi tỉnh và kể lại rằng, anh dậy sớm nấu cơm vừa kịp nhìn thấy cô ấy hụt chân rơi xuống. Anh bay theo xuống, chụp kịp được và bảo cô bình tĩnh chờ tàu quay lại. Khi tàu quay lại sát bên, anh chụp được dây từ trên tàu ném xuống, bảo cô mình sống rồi, vịn vào vai để anh phăng dây. Nhưng đầu dây kia không cột vào tàu, khi anh phăng sợi dây, tàu từ từ trôi đi. Người anh bắt đầu chìm xuống, vai nhẹ hẫng đi. Cô ấy đã buông anh mà đi. Chân anh lúc ấy mỏi nhừ, đã đuối không còn cách gì chụp cô ấy lại được.
Thế là cô ấy đã đi thực sự, đi một cách đau xót, đi để ứng với điềm chiêm bao của một lời nguyền không thể tránh được. Cô ấy đi để cho bé Mimi và chúng tôi được sống. Một sự ra đi huyền bí đã được cô ấy linh cảm trước. Những gì cô ấy nói với tôi đêm qua đã xảy ra rõ ràng. Tôi đã được cô chọn đã trao gởi, trối trăn những ước muốn sau cùng. Vì quá mệt mỏi tôi đã không nhận ra được. Nếu có nghĩ đến, tôi cũng chỉ kết luận là cô ấy quá lo nghĩ khiến thần kinh bị căng thẳng nên nói năng hồ đồ, lẩm cẩm vậy thôi.
Khi đã hết cách rồi cũng phải tiếp tục hành trình. Lòng lâng lâng đau xót, tôi dâng lên cô một chung nước, ít cơm, ít cá khô và chân thành khẩn vái:
- Kính xin linh hôn cô sớm siêu thoát. Xin cô phù hộ cho tàu chúng tôi đên được bên bờ bình an. Về phân cháu, chúng tôi xin hêt Sức chăm sóc và tìm cách cho cháu sớm được đoàn tụ với gia đình.
Tai nạn vẫn tiếp diễn, cận kề với cái chết, tàu bị hư máy lênh đênh trôi dạt trên biển cho đến khi gặp tàu đánh cá Thái Lan. Không biết là loại người gì, hiền hay dữ, chúng tôi chèo chống đến sát bên. Tôi và một người bạn uống ngụm nước mắm cho ấm người rồi nhảy xuống biển lội qua tàu họ bám lưới leo lên, mặc cho họ dí búa hăm dọa. Vì ở lại cũng chết, thôi cứ lì lợm may còn có sự sống. Có lẽ nhờ vong hồn cô độ trì nên chúng nhẹ dạ nghe lời chúng tôi, không lấy vàng bạc chỉ vét hết số tiền Miên còn giữ lại, sau đó kéo tàu chúng tôi vào bờ. Khi ấy trời đã gần sáng, xa xa tít mù là một dải đất mờ mịt, cũng vừa lúc họ cắt dây tàu, vì được lệnh không được cứu người tị nạn.
Chúng tôi tranh thủ chèo bằng mọi phương tiện trước khi gió đổi hướng thổi ra khơi nhắm hướng nơi vệt đen thăm thăm ấy là đất, là cõi sống, là nơi sẽ bắt đầu một cuộc đời mới tươi sáng và có ý nghĩa hơn. Phỏng chừng hai tiếng đồng hồ sau, chúng tôi tiến gần sát bờ. Khi ấy, những tàu đánh cá Thái Lan mới biết, hơn mười chiếc ào ra vây bọc chúng tôi.
Vì tôi là đàn ông nên không tiện giữ chau bé của người con gái vắn
số. Cả tàu đồng ý giao cho mẹ chủ tàu nuôi. Thỉnh thoảng, chúng tôi đến vui đùa với cháu. Một đôi lần đang nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Việt, cháu lại quay ngay giữa trời nói tiếng Hoa như là đang nói chuyện với ai đó làm chúng tôi rùng mình. Cháu ở Thái Lan nửa năm, Cao Ủy đưa cháu về Việt Nam theo yêu cầu của bố cháu, anh ta không muốn bé Mimi qua Canada đoàn tụ với gia đình bà ngoại. Tôi cũng có liên lạc với người nhà ở Việt Nam để thỉnh thoảng đến thăm cháu.
Khi tôi kể lại câu chuyện, một anh bạn người Hoa nói, nghe tôi kể mà rùng mình. Hỏi tại Sao, anh ta đáp rằng, anh còn nhớ bản nhạc cô ấy hát có câu: “Xin cha mẹ tha thứ tội bất hiếu của con. Con xin mượn giòng nước này để đưa con về với gia đình.” Lời anh dịch có đúng hay không, tôi không biết. Chỉ xin kể lại với sự đồng cảm trong nỗi chua xót đến tận cùng.
Xin mượn những dòng chữ này kính dâng lên cô lời khấn nguyện linh hồn được sớm được siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng. Mong cô tha thứ cho tôi đã không làm tròn được ước nguyện Sau cùng của cô.
| Người ta thường nói chêt là hêt. Giữa cô và tôi có quen biêt gì nhau đâu mà sao bao năm qua rồi lòng tôi còn nhiều cay đắng thế.
Ôi! Ngỡ trông như một giấc chiêm bao Thoảng không rơi rụng giữa ba đào Thương kiếp hồng nhan đà bạc mệnh
Hôn rơi phách rụng lạc nơi nào!

-Long Châu

Nguồn:  sưu tầm
Đọc thêm những cuộc hành trình vượt biên khác
​
Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Trang Chính
  • Trình Ca
  • Trình Viết
  • HT Vượt Biên
  • Sưu Tầm
  • Your Highness