TƯỜNG TRÌNH - KHÚC HÁT DU CA
  • Trang Chính
  • Trình Ca
  • Trình Viết
  • HT Vượt Biên
  • Sưu Tầm
  • Your Highness

Lời Hay:

calgary, tháng mười một
(tùy bút)
​
Chúng tôi bảy người, anh chị Dũng, Châu, anh Linh – những người tổ chức – Chị Dung, chị Nga - những người bạn quen biết trong trại tỵ nạn và hai chúng tôi. Chúng tôi ngồi uống cà phê trong một nhà hàng ở phi trường Calgary. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi hát ở một nơi ngoài nước Mỹ. Cảm giác đầu tiên của tôi khi đặt chân xuống phi trường Canada, tiếp xúc với những người Canada đầu tiên và những nhân viên quan thuế ở phi trường là một cảm giác rất nhẹ nhàng, mọi sự rất đáng yêu, chừng mực và hiền hòa. Cảm giác đó đã không chấm dứt mà vẫn còn mãi trong tôi suốt thời gian chúng tôi lưu diễn tại Canada. Những người bạn trong ban tổ chức đã đón tiếp chúng tôi bằng mối chân tình và đã chia sẻ với chúng tôi mọi sự lo lắng liên quan đến buổi trình diễn và cuộc hành trình của chúng tôi.
Đã gần một giờ sáng và bây giờ là mùa đông. “Đồng bào tỵ nạn của chúng ta ở đây phần đông là những người rời bỏ quê hương từ miền Bắc, một số khác là những người Hoa và ít hơn là những người Việt từ miền Nam”. Anh Dũng đã nói như thế và trong giọng nói trầm ấm của anh, tôi bỗng hiểu được sự khao khát những buổi gặp gỡ trong không khí quen thuộc thường thấy ở Việt nam của những người tha hương của chúng ta tại Canada như thế nào.
Phải, chúng ta đã xa mọi thứ, không phải chỉ là khoảng cách trong không gian mà còn xa cách với những thói quen hàng ngày của mình nữa. Canada là một vùng đất mênh mông và những người tỵ nạn chúng ta lại ở rải rác khắp nơi trên vùng đất mênh mông đó.
Ngày hôm sau chúng tôi đi dạo phố để chứng kiến sự phát triển dữ dội của thành phố đầu hỏa này, khắp nơi người ta đang xây thêm những công trình kiến trúc mới, những con đường được mở rộng thêm, những đường xe điện ngầm được thiết lập thêm. Đây là nơi những người tỵ nạn chúng ta thường mệnh danh là Houston của Canada, nhờ thế mà đời sống vật chất của bà con chúng ta tại đây tương đối khá cao so với những nơi khác ở Mỹ cũng như ở Canada.
Trên đoạn đường từ Calgary đi Banff – một thành phố du lịch khá nổi tiếng của Canada – những cánh đồng phì nhiêu trải rộng đến chân trời, không khí trong lành, những ngọn núi tuyết yên lặng, tất cả đều bình yên và sạch trơn khiến cho mọi người có cảm giác như đang sống trong một thế giới hoàn toàn xa lạ với những gì là tượng tranh, là hỗn loạn thường thấy ở khắp nơi.
Điều làm cho chúng tôi chú ý hơn hết khi bước vào Banff Springs Hotel – một công trình kiến trúc bằng đá rất đồ sộ được xây vào khoảng cuối thế kỷ mười chín bên dãy núi Sulphur – là trên những bức tường của phòng khánh tiết, chỗ trang trọng nhất là những bức hình của các tù trưởng da đó, những người đầu tiên đã đặt bàn chân lên đất nước bao la này, những khuôn mặt được tô điểm để làm nổi bật lên nét cương nghị và diễn tả được nếp sống bí ẩn đằng sau các vầng trán đó. Tôi bỗng nghĩ đến sự dễ dãi của các nhân viên tòa đại sứ Canada tại Mỹ và sự niềm nở của các nhân viên tại phi trường khi biết chúng tôi là những nghệ sĩ và đến trình diễn tại đây. Mọi người dân Canada đều mong muốn mình có một nền văn hóa riêng, không phải là của Anh, của Pháp hay của Mỹ mà là một nền văn hóa tổng hợp của các dân tộc | thiểu số đang định cư tại đây cộng thêm vào với ba nguồn ảnh hưởng đó. Rõ ràng là đang có một chính sách để nâng đỡ nhằm củng cố và phát triển nền văn hóa của các dân tộc ít người tại Canada. Chắc chắn là những anh em tỵ nạn của chúng ta tại đây sẽ có rất nhiều thuận tiện nếu muốn tổ chức những sinh hoạt văn hóa nhằm giới thiệu văn hóa Việt nam với những người bạn trên mảnh đất hiếu khách này.
Từ ngày định cư tại Mỹ đến nay, đã hơn một năm, chưa bao giờ tôi có dịp được tham dự những buổi nói chuyện thân mật về các vấn đề văn nghệ, một hình thức gặp gỡ rất thường thấy ngày còn ở Việt nam, thế mà chỉ có mấy ngày ở đây, tôi đã được hai Tân tham dự những buổi nói chuyện như thế - Thật là ấm lòng biết bao, trong câu chuyện chẳng ai đề cập đến xe cộ, đến nhà cửa gì cả, chỉ có những âm giai, những màu sắc và những hoài vọng mà thôi – một lần nhà anh chị Giang, họa sĩ và một lần ở nhà anh chị Giang trong ban tổ chức. Chúng tôi đã phải đi những đoạn đường rất dài trong tuyết lạnh để gặp gỡ nhau, bên những ly cà phê nóng, chúng tôi đã để qua một bên những lo lắng thường nhật, những đeo đuổi trong công việc hàng ngày, ở đây mọi người hăng say nói về những cái tưởng chừng như không cần thiết cho đời Sống, nhưng chính nó, những cái vô ích đó sẽ cứu chúng ta ra khỏi sự nhàm chán của cuộc sống máy móc và không ngủ yên trong những tiện nghi dễ dãi trên các vùng đất hải ngoại phong phú này.
Canada là nơi đem đến những cơ hội mới cho tất cả mọi người tìm đến nó – đặt qua một bên những vấn đề vật chất, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề tinh thần thôi - những người dân địa phương là những người rất ít định kiến về chủng tộc, họ cũng vừa mới đến lập nghiệp từ non một thế kỷ nay; đối với tất cả những người đang sống ở Canada, chưa ai có thể tự hào mình là người đã gây dựng nên đất nước này, không ai là người độc quyền ở đây cả; chúng ta có thể suy nghĩ theo cách của mình và đó là cách mà tất cả những người định cư ở đây hoan nghênh. Họ muốn một nền văn hóa tổng hợp, họ muốn tất cả những gì còn tồn tại sau một quá trình lâu dài của lịch sử nhân loại sẽ có cơ hội sống còn tại Canada. Tôi yêu đất nước này vì thế. Tôi yêu những người dân Canada cũng vì thế. Đây là một đất nước ít thành kiến nhất, một phần vì cái lịch sử ngắn ngủi của nó, một phần là vì sự pha trộn khá tế nhị của các chủng tộc hiện hữu tại đây. Cái gây hại cho đời sống chúng ta chính là những định kiến, cái giết chết đời sống của chúng ta cũng chính là những định kiến. Cái gì đã trở thành nguyên tắc cho chính mình thì chống lại những nguyên tắc của người khác, nếu không thừa nhận những nguyên tắc của nhau – đó là đầu mối của tượng tranh. Không phải là những tên độc tài trên thế giới này đã xÔ con người vào những tưởng tranh, những hỗn loạn bằng con đường đó hay sao?
Thính đường Calgary Public Library là một nơi rất dễ thương, thảm màu vàng nhạt, sân khấu hình vòng cung, lối kiến trúc gợi cho người ta cái cảm giác như đang đứng trong lòng một quả trứng màu vàng, mọi người bỗng thấy gần gũi nhau, không có sự cách biệt nào giữa người trình diễn và khán giả, giữa khán giả và khán giả, mọi người ngồi trong thính đường mà như đang ngồi trong phòng khách của một người bạn, trong số những khán giả thấy có cả người Canada ngồi xen kẽ với những người tỵ nạn người Hoa, người Việt; có những cụ bà đã hơn sáu mươi tuổi và những em bé đang bồng ngửa trên tay, có cả những người trẻ tuổi và những người đứng tuổi.
Bên ngoài trời rất lạnh, cái lạnh của mùa đông Canada; nhưng trong phòng lại rất ấm, cái ấm của tình người, của sự gần gũi, của sự thông cảm, của sự chia sớt cho nhau những nỗi niềm.
Sống bên nhau ngọt ngào Dù đời buồn hay vui mau Sống cho nhau mặn nồng Vì ta không còn Còn cho nhau tiếng cười Còn nhớ bóng dáng người tình ấp ôm
Đến khi lìa cõi đời gắt gao (1) | Ở một nơi cách xa quê nhà hàng chục cây số. ngàn, ta đang nhớ đến Mẹ, đến Cha, đến anh, đến em, đến VỢ, đến chồng... nhớ đến những ngày thơ ấu, nhớ đến những gì chúng ta đã chia sớt với những người thân yêu dưới mái ấm gia đình, nhớ mùa thu, nhớ mùa hạ, nhớ những cơn mưa đầu mùa, nhớ cái nắng cháy da của miền nhiệt đới...
Bây giờ nơi quê nhà là ngày, ngày của lo sợ, ngày của chạy ăn từng bữa, ngày của chờ đợi, trông ngóng, của hy vọng và thất vọng. Mẹ chúng ta đang làm gì?
Ôi! Những bạn bè, những láng giềng, hàng xóm; tất cả đang sống ra sao?
Nhìn thắm thiết trong mắt Cầm chắc mãi trong tay Cùng ghi sâu trong tim Ngày vui xưa ấm êm Nhìn thắm thiết trong mắt Cầm chắc mãi trong tay Dành cho nhau yêu thương hôm nay. (3) (1) (2) (3): “Yêu Nhau Trong Phận Người” trong tập “Uyên Ương Trong Lồng”.
Ngoài trời rất lạnh, cái lạnh của mùa đông Canada; nhưng trái tim ta lại rất ấm, hình như ai đã sưởi ấm cho nó – Có phải là những ánh mắt, những hơi thở, những bàn tay của những con người đã đến gần nhau và đã chia sớt cho nhau những nỗi niềm tâm sự?
pů a chomioi
Sống bên nhau dịu dàng Dù đời làm ta khô khan Sống cho nhau nụ cười Vì ta yêu người Vì ta yêu mãi người Vì biết sẽ có ngày nhìn thấy nhau Mắt môi lạnh mất rồi Khóc thay người (2)
Trở lại trang Không Có Mây Trên Thành Phố LOS ANGELES
Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Trang Chính
  • Trình Ca
  • Trình Viết
  • HT Vượt Biên
  • Sưu Tầm
  • Your Highness