Nhớ Phạm Duy
Do Phạm Duy Viết
(-vt2 tóm tắc)
Song song với việc học nhạc lý và thực hành, nếu có cơ hội mình cũng muốn trao dồi thêm về lịch sử âm nhạc. Trước để học hỏi từ tiền bối, sau để biết thêm về lịch sử. Tính đọc quyển “Tân Nhạc Việt Nam thuở ban đầu” của Phạm Duy” nhưng lại đọc quyển “Nhớ Phạm Duy “ trước.
Nếu để ghi lại những gì mình nhớ sau khi đọc xong quyển “Nhớ Phạm Duy” thì sau đây là những gì mình nhớ:
Thích sống theo lối giang hồ, hát du ca. Thích tham vọng. Thích đám đông. Thích háo thắng.
Đa năng khiếu như vẽ, hát, viết nhạc, văn nghệ sân khấu, và điền kinh. Có lẽ cũng nên ghi năng khiếu chim gái vào danh sách.
Người có sức khỏe tốt. Từng sống từ nông thôn đến thành thị, từng sống ba miền Nam Trung Bắc của Việt Nam. Từng đi Pháp để học thêm về nhạc. Định cư tại Mỹ vào năm 1975 và trở về Việt Nam vào năm 2005.
Phạm Duy tốn nhiều giấy và bút mực để nói về ba người bạn đó là Văn Cao, Hoàng Cầm và Nguyễn Văn Khuê.
Theo lời của Phạm Duy: Bài Bến Xuân là phần nhạc và lời một của Văn Cao. Lời hai của Phạm Duy. Bài Bến Xuân sau có thêm tựa Đàn Chim Việt với lời mới và chủ đề không liên quan đến tình yêu đôi lứa.
Dưới đây là một số trích dẫn của Phạm Duy:
“Dù luôn luôn chối từ đóng những vai trò chính trị viên hay chính trị gia nhưng tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội dùng văn nghệ để bày tỏ thái độ chính trị của mình.”
“Sự thành công tương đối trong cuộc vật lộn với đời sống Hoa Kỳ chỉ xoa dịu được thân xác nhưng chưa đủ giải tỏa tâm linh.”
“Cuộc đời tôi thật ra chưa có lúc ngào yên ổn như bây giờ, khi tôi trở về sống trên quê hương mình …”
Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 và qua đời Ngày 27 tháng 1 năm 2013 . Thọ 92 tuổi.
Sự thành công của một con người có đôi khi đến một cách bất chợt nhưng thường là một quá trình lao động cực nhọc từ thân xác lẫn tinh thần. Nó đòi hỏi năng lực và may mắn; nhẫn nại và lòng quyết tâm. Đọc Nhớ Phạm Duy, nếu ông nhận đó là một thành công thì nó không phải đến một cách bất ngờ, mà là những tháng ngày thức khuya dậy sớm đi tìm cái đích của ước mơ. Có lẽ ông không mãn nguyện nhưng những gì ông làm đã ghi vào lich sử và dựng được bước thang đầu tiên trong tân nhạc Việt Nam để thế hệ đi sau tiếp nối.
Maryland 10/17th/2015, vt2
Do Phạm Duy Viết
(-vt2 tóm tắc)
Song song với việc học nhạc lý và thực hành, nếu có cơ hội mình cũng muốn trao dồi thêm về lịch sử âm nhạc. Trước để học hỏi từ tiền bối, sau để biết thêm về lịch sử. Tính đọc quyển “Tân Nhạc Việt Nam thuở ban đầu” của Phạm Duy” nhưng lại đọc quyển “Nhớ Phạm Duy “ trước.
Nếu để ghi lại những gì mình nhớ sau khi đọc xong quyển “Nhớ Phạm Duy” thì sau đây là những gì mình nhớ:
Thích sống theo lối giang hồ, hát du ca. Thích tham vọng. Thích đám đông. Thích háo thắng.
Đa năng khiếu như vẽ, hát, viết nhạc, văn nghệ sân khấu, và điền kinh. Có lẽ cũng nên ghi năng khiếu chim gái vào danh sách.
Người có sức khỏe tốt. Từng sống từ nông thôn đến thành thị, từng sống ba miền Nam Trung Bắc của Việt Nam. Từng đi Pháp để học thêm về nhạc. Định cư tại Mỹ vào năm 1975 và trở về Việt Nam vào năm 2005.
Phạm Duy tốn nhiều giấy và bút mực để nói về ba người bạn đó là Văn Cao, Hoàng Cầm và Nguyễn Văn Khuê.
Theo lời của Phạm Duy: Bài Bến Xuân là phần nhạc và lời một của Văn Cao. Lời hai của Phạm Duy. Bài Bến Xuân sau có thêm tựa Đàn Chim Việt với lời mới và chủ đề không liên quan đến tình yêu đôi lứa.
Dưới đây là một số trích dẫn của Phạm Duy:
“Dù luôn luôn chối từ đóng những vai trò chính trị viên hay chính trị gia nhưng tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội dùng văn nghệ để bày tỏ thái độ chính trị của mình.”
“Sự thành công tương đối trong cuộc vật lộn với đời sống Hoa Kỳ chỉ xoa dịu được thân xác nhưng chưa đủ giải tỏa tâm linh.”
“Cuộc đời tôi thật ra chưa có lúc ngào yên ổn như bây giờ, khi tôi trở về sống trên quê hương mình …”
Phạm Duy tên thật Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 và qua đời Ngày 27 tháng 1 năm 2013 . Thọ 92 tuổi.
Sự thành công của một con người có đôi khi đến một cách bất chợt nhưng thường là một quá trình lao động cực nhọc từ thân xác lẫn tinh thần. Nó đòi hỏi năng lực và may mắn; nhẫn nại và lòng quyết tâm. Đọc Nhớ Phạm Duy, nếu ông nhận đó là một thành công thì nó không phải đến một cách bất ngờ, mà là những tháng ngày thức khuya dậy sớm đi tìm cái đích của ước mơ. Có lẽ ông không mãn nguyện nhưng những gì ông làm đã ghi vào lich sử và dựng được bước thang đầu tiên trong tân nhạc Việt Nam để thế hệ đi sau tiếp nối.
Maryland 10/17th/2015, vt2