Nỗi Buồn Chưa Vơi
Thoáng chôc mới năm nào, mà nay đã trải qua hai mươi tám năm. Thời gian đã khá lâu, nhưng môi lân hôi tưởng chuyên Vượt biên đường bộ gian nan và nguy hiêm, tôi Vân còn cảm giác ớn lạnh.
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh Lân chồng tôi đã bao lần vượt biên rồi lại trở về thân tàn ma dại, tiều tụy, quần áo rách tả tơi kể cho tôi nghe công an Việt cộng lùng bắt khi tàu vượt ra gần hải phận quốc tế, chúng cướp hết vàng và tiền, không bị tù cũng là phước. Hết cả tài sản thế mà mộng vượt biên của anh vẫn không bị thối chí. Tôi cũng không ngại gom hết tài sản cho anh đi thêm lần nữa.
Mỗi lần anh ra đi là một lần cách biệt, không biết chuyến đi này của anh có còn cơ hội để chúng tôi gặp lại nhau hay một lần chia tay là một lần nghìn trùng xa cách. Tôi đứng tần ngần với hai hàng nước mắt từ biệt anh. Lắm lúc tôi muốn cản ngăn anh nhưng anh nói không được Vì đó là con đường tương lai của gia đình:
- Đừng khóc! Em phải bình tĩnh cho anh yên lòng ra đi.
Anh hôn nhẹ lên môi tôi và Vụt ào ra khỏi cửa. Tôi không còn yên ổn ngồi suy nghĩ, trở về phòng dỗ các con ngủ. Khi chúng ngủ, tôi lại nghĩ đến anh và trở dậy ra bàn thờ làm dấu thánh giá đọc kinh cầu nguyện.
Một tuần lễ nặng trĩu trôi qua. Giờ này anh đang ở đâu, có nhớ mẹ con tôi không? Đang định đóng cửa đi ngủ, bất thình lình tôi nghe tiếng chân ai đạp trên lá khô nghe xào xạc. Tôi nhìn ra bỗng thấy một bóng đen lướt qua, tiếng suyt nhỏ và kêu: “Anh đây!” Tôi vặn ngọn đèn dầu lớn hơn tí nữa để dễ trông thấy bóng có đúng là anh không. Đúng vậy, anh đã trở về.
Một năm trôi qua, chuyện Vượt biên của anh như quên vào dĩ vãng. Bỗng một hôm anh nhận được lá thư của một người bạn rủ anh đi Vượt biên bằng đường bộ. Anh rủ tôi bán đồ đạc dẫn các con cùng đi. Tôi trợn mắt nhìn anh:
- Đi không phải là chuyện dễ. Mình anh còn không xong. Lần này có cả em và hai con còn bé, tay bồng tay xách sao đi được bằng đường bô.
6
Mấy đêm liền suy nghĩ. Sống dưới bạo quyền cộng Sản độc tài, khe khắt, phải liều mình nhắm mắt đưa chân Vượt biên, tôi đau đớn đành đoạn ra đi không biết đến bao giờ mới trở về. Có ai trong chúng ta cương quyết bỏ nước ra đi? Không phải tôi không có tình yêu quê hương, gia đình nhưng đành phải bỏ tất cả. Gia đình tôi không thể sống thoải mái với Việt cộng vì coi trọng hai chữ tự do, nên đã âm thầm bỏ trốn, lê lết tấm thân tàn tạ sống qua ngày, quyết chí ra đi tìm tự do trong Sự chết. Chẳng thà gia đình tôi chết trên đất Campuchia chứ không để các con sống và lớn lên trong đất nước chỉ có đảng trị và luật rừng.
Quả là một chuyến đi đầy thử thách. Những ý tưởng nguy hiểm đe dọa như anh chết, tôi chết hay các con tôi chết? Chuyện gì sẽ đến? Gia đình tôi đi Sài Gòn, xuống Xa Cảng Miền Tây mua vé đi Châu Đốc theo người dẫn đường.
Tới Châu Đốc đi tàu qua Nặc Lương. Dưới tàu họ nói tiếng Miên gia đình tôi không hiểu gì cả, ngồi yên theo sự hướng dẫn của người dẫn đường.
Vĩnh biệt quê hương, Vĩnh biệt cha mẹ. Tới Nặc Lương phải đi một đoạn xe nữa tới Pnom Penh như đã giao hẹn trước, lúc đó mới chồng tiền.
Tối đến họ làm thủ tục giấy tờ, mua cho tôi một khúc Vải sặc sỡ bông hoa và may thành một cái bao. Tôi cứ ngỡ dùng để bỏ hành lý nhưng không phải, đó là xà rông cho tôi, sau này tôi mới biết. Quấn vào người, tôi đứng lên ngồi xuống hai lần là bị tuột mất. Tôi phải mặc thêm một quần đen cho an toàn. Ba giờ sáng, họ đánh thức chúng tôi dậy để lên đường.
Họ nhốt chúng tôi trên chiếc xe tải chở hàng hóa bít bùng chỉ đủ thở và nhìn xung quanh. Xe chạy mới mát mẻ chút ít. Xe đậu, tài xế và lơ xe ăn nhậu, gia đình tôi như muốn chết ngộp nhưng không được xuống xe. Thỉnh thoảng, người dẫn đường quăng cho chúng tôi một vài bịch nước lạnh. Cái chết như chỉ mành treo chuông.
Xe chạy đến Battambang lúc bốn giờ chiều, chúng tôi xuống xe. Người dẫn đường bỏ đi không trở lại. Oái oăm không biết kêu ai. Kêu trời, trời không ơi. Kêu đất, đất chẳng hỡi. Chúng tôi ngồi nép vào quán nước có bóng cây. Tiền không có một xu, trời nắng nóng cháy da người. Đất Miên nóng hơn Việt Nam nên người dân đen thủi đen thui. Ngồi quan sát, tôi thấy có người mặc quần, nên vội cởi xà rông bỏ vào hành lý, và chợt nghĩ bán nó đi để mua nước và thức ăn cho các con.
Cô chủ quán xì xào bằng tiếng Miên. Người đi qua kẻ đi lại quăng mắt nhìn gia đình chúng tôi như có ý dèm pha rồi bỏ đi không một lời thương tiếc. Tôi và chồng cổ như bị nghẹn, ánh mắt anh nhìn mẹ con tôi như hối hận là anh đã lầm lẫn. Tôi không một lời trách móc anh, phải chấp nhận hiện tại. Anh nói với tôi cứ thản nhiên đối diện với những gì giòng đời đưa gia đình chúng tôi đi tới.
Gần tối, một chiếc xe bộ đội đi ngang qua. Một tên ngồi phía trước nhảy xuống hỏi chúng tôi:
- Vượt biên à! Vượt biên ư? Dễ lắm!
Họ chĩa súng vào anh và đưa gia đình chúng tôi lên xe. Đến nước cùng, chúng tôi chấp nhận theo họ về đơn vị “ủ tờ”. Sau một đêm khai báo làm thủ tục, họ cho các con tôi ăn cơm và nhốt chúng tôi trong bốn bức tường. Ở đó, tôi thấy thật nhiều người, đàn bà, trẻ em, đủ ngôn ngữ Tàu, Miên. Một số người Việt biết tiếng Miên nhưng không nói. Sáng hôm sau tôi mới hay số người này vượt biên bằng đường bộ bị bắt. Thế là gia đình chúng tôi chung số phận.
Những ngày tháng ở tù thật nhanh. Không biết giờ, không biết ngày tháng. Tôi hòa chung với mọi người và tập nói tiếng Miên. Chu vi trong bốn bức tường bề ngang chỉ hai mét, ngày ngày quét dọn sạch sẽ. Đàn ông làm lao động chút ít cho đơn vị như chẻ củi, tưới rau. Chồng tôi ốm giơ cả bộ Xương đếm được. Đêm đêm mọi người tụ lại nói vài câu chuyện, rồi ai về phòng đó. Anh lân la hỏi hướng đến Thái Lan. Tết lại đến. Biết được là do các cán bộ mua sắm ăn nhậu. Những con trăng qua đi tôi không nhớ rõ, cũng không liên lạc được với gia đình. Cha mẹ tôi có nhớ chúng tôi không? Hay là mẹ tôi đêm đêm thắp nhang khẩn vái.
Thỉnh thoảng xe GMC tới chở một số người đi. Đi về Việt Nam hay ở tù? Tôi thầm cám ơn trong danh sách đó không có gia đình tôi. Ở Campuchia được ngày nào hay ngày đó. Có ai trong chúng ta muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tha phương cầu thực, chui rúc như thế này nơi đất khách quê người đâu?
Thời gian thâm thoát trôi qua, tôi có thai. Chông tôi dặn: “Em cứ an tâm, anh sẽ kiếm cách dẫn các con vào thăm em.”
Một đêm vào lúc bảy giờ tối, tôi chuyển bụng sinh. Cán bộ đưa xe chở tôi ra bệnh xá dân làng chỉ có đèn dầu leo lét. Trong bệnh xá có hai người bệnh nằm rên la, không một người chăm sóc. Bà mụ đến với vỏn vẹn cây kéo và hai khúc băng. Tôi vừa sợ cây kéo kia bị nhiễm vi trùng, không nước, không bao tay. Mặc cho tôi rên la, bà vừa bước đến, đứa bé đã lọt ra ngoài. Tôi sung Sướng ôm con trai vào lòng hôn lấy hôn để và nói với con: “Con sinh vào hoàn cảnh này, khổ cho con quá. Tại ba mẹ mà con khổ thế này. Xin lỗi con nhé.” Tôi vừa sợ ma vừa mệt đã thiếp
đi lúc nào không biết.
Gà gáy báo hiệu trời săp sáng. Tôi nghe tiêng con gái gọi mẹ, cứ ngỡ là mơ, nhưng là sự thật. Hai đứa con gái chạy đên bên tôi, có cả chồng tôi nữa. Anh đên bên tôi, hôn mẹ con tôi Và hỏi:
- Em có khỏe không? Con trai hả? Tôi hỏi anh: - Sao anh và con đến đây được? Anh trả lời:
- Anh nhéo hai đứa nhỏ khóc thật nhiều làm cho cả nhà tù không ngủ được. Rồi xin cán bộ cho các con ra ngoài thăm mẹ vì chúng nhớ mẹ. Ở tù quá lâu bọn chúng quen mặt và nghĩ tiền đâu mà trốn khỏi. Em có can đảm không? Trốn nghe?
Tôi hỏi: - Trốn đâu bây giờ? Làm sao để trốn? Anh nói:
- Cơ hội đến, em phải ráng.
Mới sinh xong vài tiêng đông hô, nhìn xung quanh văng vẻ không có ai, vợ chông tôi thu dọn ra đường cái đón xe.
Trời gió lạnh, những giọt sương đêm long lanh trên cỏ, tôi cảm thấy nổi da gà. Tôi ôm thằng bé mới sinh vào lòng với mớ quần áo cũ cột thật chặt sợ bị rớt. Anh tay bồng tay dắt. Chúng tôi đón xe đi về hướng Thái Lan. Lên xe ngồi đâu vào đó, lơ xe hỏi tiền, chúng tôi không có tiền để trả. Họ chửi, chúng tôi năn nỉ, ngồi lì. Cho đến lúc xe tới bến, tất cả xuống xe.
Tại bến xe, tôi ôm con đi xin ăn. Ở đó hơn một tuần lễ, chồng tôi kiêm phụ tùng làm nghê dán dép. Đêm vê, gia đình tôi ngủ trên sạp của
những người buôn bán, năm trong mưa gió nhìn lên trời đêm sao. Thây chúng tôi ở đó với tiêng Miên bập bẹ, ông chủ bên xe cho biêt có căn nhà trông cân người trông coi đã cho chúng tôi ở.
Ngày ngày đi ăn xin, đi tướt lá mít, mò chem chép, hái rau ở ao hồ. Người dân chung quanh cho chúng tôi ít quần áo. Chồng tôi dán dép được đồng nào mua đồng ấy những đồ cần thiết cho gia đình như kim chỉ, dao, kẹo, bánh cho con.
Đất Campuchia có tiếng nhiều đĩa. Ban đầu tôi còn la khóc nhưng riết rồi cũng quen không còn sợ. Gia đình xin được hộ khẩu, đổi tên họ, mua được vải đem bán lại. Nhờ sự cần cù, vợ chồng tôi sắm được nửa chiếc xe đạp, bộ Sườn và hai bánh xe, và thồ cho những ai cần.
Các con tôi hồn nhiên vui đùa đâu có biết ba mẹ đang khóc. Sau đó, chúng tôi mua được ba chỉ vàng. Chồng tôi tiếp tục tìm người đưa đuröng.
Một đêm tối như mực, chúng tôi lại tiếp tục ra đi lần nữa với năm người dẫn đường. Tôi phó thác tất cả cho định mệnh, bỏ tất cả. Ba đứa con là chính. Một bao cát đựng vỏn vẹn gói cơm, hai gói kẹo và mỗi người một bộ đồ.
Đi cho đến khi hai chân không còn mang được dép. Gia đình tôi lặng lẽ chạy trong đêm tối, vượt qua những gập ghềnh, những tre gai rơi rụng cả ngàn năm. Chạy và cắm đầu chạy theo năm người dẫn đường hết đêm.
Họ bảo chúng tôi dùng lại đợi người đón. Có người đón thật nhưng là một toán lính. Năm người dẫn đường bàn giao gia đình chúng tôi và họ ra về.
Toán lính trông dữ tợn vô cùng. Họ hỏi tiền, vàng và lục xét. Một tên lính đạp chồng tôi xuống sình nói: “Tụi bay láo. Không có tiền, không có vàng hả?” Họ xét ba đứa con của tôi. Đến tôi, họ lấy nòng Súng chĩa vào chỗ kín của tôi hai lần không thấy tiền, vàng gì hết nên bỏ đi. Mặt trời sắp lặn, gia đình tôi phải chết ở đây ư? Ở trong rừng nghe rờn rợn. Những tàn cây cổ thụ bao phủ cả chúng tôi, tiếng thú rừng kêu nghe nổi gai ốc. Suốt một đêm không ngủ, ngồi đuổi muỗi cho con. Mấy đứa nhỏ khóc vì vừa khát vừa đói. Chồng tôi van vái nếu có mệnh hệ nào xin cho cả nhà cùng chết, đừng để ba con tôi còn sống mà vợ chồng tôi chết, hay là cho chúng chết trước vợ chồng tôi.
Gà tre rừng gáy, tôi sợ trời sáng lại có những chuyện xảy ra. Cho dù quạt muỗi cả đêm, các con tôi vẫn bị muỗi rừng đốt. Những con vắt dính vào lỗ tai chúng hút máu.
Con trai tôi khóc: “Mẹ ơi! Nước, nước...”. Làm gì có nước, tôi nói với chông: “Anh ráng đi tè có nước cho con uông.”
Một toán lính đang đi tới, chĩa súng về hướng chúng tôi. Anh Lân liền cởi áo trắng đưa lên phất. Chắc là toán lính ngày hôm qua đến bắt ba đứa con tôi chăng? Anh liền bảo tôi: “Nếu thế anh sẽ liều với chúng. Nếu có chết anh sẽ không nhìn thấy cảnh ba con và em trong tay chúng.”
Nhưng không, đây là toán lính khác. Toán này có vẻ nhân hậu hơn, sau khi hỏi han vài câu đã dẫn chúng tôi tới đơn vị của họ.
Ở trong rừng có biết bao nhiêu là đơn vị. Vào đơn vị, ông chỉ huy trưởng nói vài câu, từ chối giúp đỡ. Qua đơn vị khác cũng thế. Cuối cùng có một đơn vị cho ở nhưng không cho ăn. Các anh lính đã cho ăn lén cầm hơi.
Ban ngày tôi không biết lính đi đâu. Chiều chiều họ đem về nào rắn, cua, tôm... đổ lăn ra đất, chà sát, rửa sơ rồi nấu, mời cả gia đình tôi cùng ăn. Khoảng trưa, tôi thấy mấy người lính đi lấy nước tắm, giặt, đi theo con đường mòn họ đã dặn coi chừng mìn.
Tiếng nổ thất thanh làm cả rừng rung rinh. Một chỉ huy đạp phải mìn. Tiếng la tiếng chạy nghe kinh hoàng. Chồng tôi bảo thu dọn ngay: “Chạy mau. Đụng trận rồi.” Chạy làm gì. Có chết là chết ở đây, con ba đứa chạy sao kịp.
Sau vài tiếng đồng hồ, sự thỉnh lặng nhường cho những con kỳ nhông than thở. Họ gọi máy và có lệnh rút quân, chuyển ông chỉ huy đạp phải mìn. Về Thái Lan cưa chân.
Khi tụ họp lại để lên đường, tôi thấy có cả hơn năm trăm người Vừa dân vừa lính. Người ở trong rừng đâu ra mà nhiều thế. Tôi ở trong rừng cả mười ngày, đâu có gặp ai. Chúng tôi chạy nguyên đêm trong im lặng. Tôi cõng một đứa. Chồng tôi cõng một đứa, kéo đứa lớn. Nó khóc, nó la: - Ba mẹ ơi! Con đau chân.
Có những lúc băng qua đường rầy xe lửa tôi thấy những ánh xẹt Sáng xuyên qua, hỏi chồng:
- Sắp đến rồi hở anh? Anh đáp:
- Những lằn chớp đó là của những phóng viên nhà báo chụp hình để sau này làm tài liệu.
Trưa hôm sau tới một chỗ có nước, đơn vị lính dừng lại. Ai có gì ăn nấy, có người nấu cơm. Gia đình tôi không có gì ăn, một lần nữa tôi lại đi xin cho các con. Rồi chúng tôi tiếp tục chạy. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy chiếc nón cối, chiếc dép cao su, áo lính trận, và vài đầu lâu. Rùng rợn hơn, tôi thấy một xác chết đang sình trương, không biết chết từ bao giờ. Đi một đoạn, tôi thấy một người đàn bị thương lòi ruột ra ngoài gọi: “Các người cứu tôi,” bên cạnh là một cô gái son trẻ. Tôi kêu cô ấy:
- Chạy đi em, Sao cứu được. Ai lo người mây. Chạy đi em. Cô ta nói vài câu ngăn gọn:
- Em không thể bỏ anh ấy được. Tụi em đã thề nguyền rồi. Em ngồi đây chết theo ảnh.
Tôi tiếp tục chạy theo toán người. Chạy ban ngày còn tránh được những hố hầm thăm thẳm, chạy ban đêm nguy hiểm hơn. Tôi đọc kinh suốt đoạn đường.
Đên biên giới Thái Lan vào nửa khuya. Chúng tôi được ăn một bữa no nê, có cả tivi, và đèn điện. Chúng tôi mệt lả Và ngủ say.
Sáng hôm sau tôi thây ở đây có cả lính Thái. Gia đình tôi được lãnh cơm. Với muôi. Tôi đi hái rau, vào sâu trong các nhà dân thọc đu đủ, bẻ măng le Về kho xào làm đô ăn cho các con. Thê là quá đủ ngon.
Theo dò hỏi, từ đây tới trại tị nạn đi mất ba ngày nữa. Tôi quá ngao ngán nhưng còn chút hy vọng. Lính Thái và lính Miên đến nói sẽ đưa gia đình tôi đi với giá là một ngàn năm trăm đô la. Tiền đâu? Đào đâu ra một ngàn năm trăm đô la? Từ từ họ xuống giá một ngàn, năm trăm, rốt cục còn hai trăm đô la. Gia đình tôi chịu giá này.
Khoảng nửa tháng sau, gia đình tôi đến trại tị nạn. Chưa có hai trăm đô la chồng tiền cho họ nên gia đình tôi phải ở trại Miên chung với người dẫn đường khá lâu. Gia đình tôi ở Miên mấy năm không liên lạc được với cha mẹ, không có thân nhân ở Mỹ làm sao có được hai trăm đô la để trả. Tôi đành viết một bức thư với địa chỉ ma để bọn họ tin, không làm khó dễ. Khoảng một tuần lễ sau, vợ chồng để ba đứa con ở lại nhà Với họ, xin vào trại tị nạn tìm thân nhân.
Hai trại mở cửa cho tự do qua lại. Vợ chồng tôi đến trại tị nạn, khi đi ngang qua giáo đường Công giáo thấy các cô trong ca đoàn đang tập hát. Tôi đứng lại nghe một hồi lâu vì mấy năm không hề được nghe thánh ca và không đi lễ nhà thờ. Tôi lê bước xuống phòng Cao Ủy.
Đến nơi, tôi gặp ông trưởng trại, một vài người Mỹ, cha già Peter người Pháp. Vợ chồng tôi trình bày hoàn cảnh, được xe Cao Ủy ra trại Miên đón các con của tôi. Được phát gạo, củi, đồ hộp. Ở tập thể trong căn nhà rộng chứa hơn tám mươi người.
Sáng ngày thứ hai đến trại tị nạn, chúng tôi được phân chia nhà. Gọi là nhà nhưng thật sự chỉ là một túp lều thô sơ làm bằng những cây khô trên núi, che bạt ni lông màu xanh, do những người đến trước đã dựng lên làm nơi tạm trú.
Tôi có thai một lần nữa. Mười tháng sau, gia đình tôi có danh sách đi phỏng vấn. Sau khi sanh con, chúng tôi được đi Philippines học sinh
ngữ và tập quán của Mỹ.
Đến Mỹ, chồng tôi đi làm. Tôi đưa hai con trai và hai con gái vào trường học. Hội bảo trợ rất tốt, giúp đỡ gia đình tôi không thiếu thứ gì. Mấy năm lận đận, cơn bão như đã qua, tôi ngỡ gia đình tôi đã yên bề. Bỗng sáu tháng sau, chồng tôi ngã bệnh phải vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết, anh bị ung thư chỉ còn sống được hai tuần.
Nghe tin, tôi bàng hoàng, rụng rời tay chân, lòng tan nát. Đã mấy năm gian lao khắp đó đây, anh còn khỏe mạnh. Mới đến đất Mỹ, anh chưa được hưởng thụ gì cả. Còn biết bao điều anh mơ ước, hy vọng, giờ tiêu tan.
Đúng hai tuân Sau, anh Vĩnh biệt mẹ con tôi đi về một thê giới khác.
Thấm thoát mười tám năm trôi qua, tôi đi làm nuôi các con ăn học. Hai đứa con gái lớn đã ra trường đại học. Các con trai của tôi vẫn ngoan. Đêm đêm, tôi vẫn tạ ơn Chúa nhưng nỗi buồn vẫn chưa vơi. Tôi vẫn cầu nguyện cho những người còn ở lại Việt Nam trong gông cùm của chế độ cộng sản sớm có tự do.
Ngày 21 tháng Tám năm 2003.
-Tô Lan Phú
Nguồn: sưu tầm
Thoáng chôc mới năm nào, mà nay đã trải qua hai mươi tám năm. Thời gian đã khá lâu, nhưng môi lân hôi tưởng chuyên Vượt biên đường bộ gian nan và nguy hiêm, tôi Vân còn cảm giác ớn lạnh.
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh Lân chồng tôi đã bao lần vượt biên rồi lại trở về thân tàn ma dại, tiều tụy, quần áo rách tả tơi kể cho tôi nghe công an Việt cộng lùng bắt khi tàu vượt ra gần hải phận quốc tế, chúng cướp hết vàng và tiền, không bị tù cũng là phước. Hết cả tài sản thế mà mộng vượt biên của anh vẫn không bị thối chí. Tôi cũng không ngại gom hết tài sản cho anh đi thêm lần nữa.
Mỗi lần anh ra đi là một lần cách biệt, không biết chuyến đi này của anh có còn cơ hội để chúng tôi gặp lại nhau hay một lần chia tay là một lần nghìn trùng xa cách. Tôi đứng tần ngần với hai hàng nước mắt từ biệt anh. Lắm lúc tôi muốn cản ngăn anh nhưng anh nói không được Vì đó là con đường tương lai của gia đình:
- Đừng khóc! Em phải bình tĩnh cho anh yên lòng ra đi.
Anh hôn nhẹ lên môi tôi và Vụt ào ra khỏi cửa. Tôi không còn yên ổn ngồi suy nghĩ, trở về phòng dỗ các con ngủ. Khi chúng ngủ, tôi lại nghĩ đến anh và trở dậy ra bàn thờ làm dấu thánh giá đọc kinh cầu nguyện.
Một tuần lễ nặng trĩu trôi qua. Giờ này anh đang ở đâu, có nhớ mẹ con tôi không? Đang định đóng cửa đi ngủ, bất thình lình tôi nghe tiếng chân ai đạp trên lá khô nghe xào xạc. Tôi nhìn ra bỗng thấy một bóng đen lướt qua, tiếng suyt nhỏ và kêu: “Anh đây!” Tôi vặn ngọn đèn dầu lớn hơn tí nữa để dễ trông thấy bóng có đúng là anh không. Đúng vậy, anh đã trở về.
Một năm trôi qua, chuyện Vượt biên của anh như quên vào dĩ vãng. Bỗng một hôm anh nhận được lá thư của một người bạn rủ anh đi Vượt biên bằng đường bộ. Anh rủ tôi bán đồ đạc dẫn các con cùng đi. Tôi trợn mắt nhìn anh:
- Đi không phải là chuyện dễ. Mình anh còn không xong. Lần này có cả em và hai con còn bé, tay bồng tay xách sao đi được bằng đường bô.
6
Mấy đêm liền suy nghĩ. Sống dưới bạo quyền cộng Sản độc tài, khe khắt, phải liều mình nhắm mắt đưa chân Vượt biên, tôi đau đớn đành đoạn ra đi không biết đến bao giờ mới trở về. Có ai trong chúng ta cương quyết bỏ nước ra đi? Không phải tôi không có tình yêu quê hương, gia đình nhưng đành phải bỏ tất cả. Gia đình tôi không thể sống thoải mái với Việt cộng vì coi trọng hai chữ tự do, nên đã âm thầm bỏ trốn, lê lết tấm thân tàn tạ sống qua ngày, quyết chí ra đi tìm tự do trong Sự chết. Chẳng thà gia đình tôi chết trên đất Campuchia chứ không để các con sống và lớn lên trong đất nước chỉ có đảng trị và luật rừng.
Quả là một chuyến đi đầy thử thách. Những ý tưởng nguy hiểm đe dọa như anh chết, tôi chết hay các con tôi chết? Chuyện gì sẽ đến? Gia đình tôi đi Sài Gòn, xuống Xa Cảng Miền Tây mua vé đi Châu Đốc theo người dẫn đường.
Tới Châu Đốc đi tàu qua Nặc Lương. Dưới tàu họ nói tiếng Miên gia đình tôi không hiểu gì cả, ngồi yên theo sự hướng dẫn của người dẫn đường.
Vĩnh biệt quê hương, Vĩnh biệt cha mẹ. Tới Nặc Lương phải đi một đoạn xe nữa tới Pnom Penh như đã giao hẹn trước, lúc đó mới chồng tiền.
Tối đến họ làm thủ tục giấy tờ, mua cho tôi một khúc Vải sặc sỡ bông hoa và may thành một cái bao. Tôi cứ ngỡ dùng để bỏ hành lý nhưng không phải, đó là xà rông cho tôi, sau này tôi mới biết. Quấn vào người, tôi đứng lên ngồi xuống hai lần là bị tuột mất. Tôi phải mặc thêm một quần đen cho an toàn. Ba giờ sáng, họ đánh thức chúng tôi dậy để lên đường.
Họ nhốt chúng tôi trên chiếc xe tải chở hàng hóa bít bùng chỉ đủ thở và nhìn xung quanh. Xe chạy mới mát mẻ chút ít. Xe đậu, tài xế và lơ xe ăn nhậu, gia đình tôi như muốn chết ngộp nhưng không được xuống xe. Thỉnh thoảng, người dẫn đường quăng cho chúng tôi một vài bịch nước lạnh. Cái chết như chỉ mành treo chuông.
Xe chạy đến Battambang lúc bốn giờ chiều, chúng tôi xuống xe. Người dẫn đường bỏ đi không trở lại. Oái oăm không biết kêu ai. Kêu trời, trời không ơi. Kêu đất, đất chẳng hỡi. Chúng tôi ngồi nép vào quán nước có bóng cây. Tiền không có một xu, trời nắng nóng cháy da người. Đất Miên nóng hơn Việt Nam nên người dân đen thủi đen thui. Ngồi quan sát, tôi thấy có người mặc quần, nên vội cởi xà rông bỏ vào hành lý, và chợt nghĩ bán nó đi để mua nước và thức ăn cho các con.
Cô chủ quán xì xào bằng tiếng Miên. Người đi qua kẻ đi lại quăng mắt nhìn gia đình chúng tôi như có ý dèm pha rồi bỏ đi không một lời thương tiếc. Tôi và chồng cổ như bị nghẹn, ánh mắt anh nhìn mẹ con tôi như hối hận là anh đã lầm lẫn. Tôi không một lời trách móc anh, phải chấp nhận hiện tại. Anh nói với tôi cứ thản nhiên đối diện với những gì giòng đời đưa gia đình chúng tôi đi tới.
Gần tối, một chiếc xe bộ đội đi ngang qua. Một tên ngồi phía trước nhảy xuống hỏi chúng tôi:
- Vượt biên à! Vượt biên ư? Dễ lắm!
Họ chĩa súng vào anh và đưa gia đình chúng tôi lên xe. Đến nước cùng, chúng tôi chấp nhận theo họ về đơn vị “ủ tờ”. Sau một đêm khai báo làm thủ tục, họ cho các con tôi ăn cơm và nhốt chúng tôi trong bốn bức tường. Ở đó, tôi thấy thật nhiều người, đàn bà, trẻ em, đủ ngôn ngữ Tàu, Miên. Một số người Việt biết tiếng Miên nhưng không nói. Sáng hôm sau tôi mới hay số người này vượt biên bằng đường bộ bị bắt. Thế là gia đình chúng tôi chung số phận.
Những ngày tháng ở tù thật nhanh. Không biết giờ, không biết ngày tháng. Tôi hòa chung với mọi người và tập nói tiếng Miên. Chu vi trong bốn bức tường bề ngang chỉ hai mét, ngày ngày quét dọn sạch sẽ. Đàn ông làm lao động chút ít cho đơn vị như chẻ củi, tưới rau. Chồng tôi ốm giơ cả bộ Xương đếm được. Đêm đêm mọi người tụ lại nói vài câu chuyện, rồi ai về phòng đó. Anh lân la hỏi hướng đến Thái Lan. Tết lại đến. Biết được là do các cán bộ mua sắm ăn nhậu. Những con trăng qua đi tôi không nhớ rõ, cũng không liên lạc được với gia đình. Cha mẹ tôi có nhớ chúng tôi không? Hay là mẹ tôi đêm đêm thắp nhang khẩn vái.
Thỉnh thoảng xe GMC tới chở một số người đi. Đi về Việt Nam hay ở tù? Tôi thầm cám ơn trong danh sách đó không có gia đình tôi. Ở Campuchia được ngày nào hay ngày đó. Có ai trong chúng ta muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tha phương cầu thực, chui rúc như thế này nơi đất khách quê người đâu?
Thời gian thâm thoát trôi qua, tôi có thai. Chông tôi dặn: “Em cứ an tâm, anh sẽ kiếm cách dẫn các con vào thăm em.”
Một đêm vào lúc bảy giờ tối, tôi chuyển bụng sinh. Cán bộ đưa xe chở tôi ra bệnh xá dân làng chỉ có đèn dầu leo lét. Trong bệnh xá có hai người bệnh nằm rên la, không một người chăm sóc. Bà mụ đến với vỏn vẹn cây kéo và hai khúc băng. Tôi vừa sợ cây kéo kia bị nhiễm vi trùng, không nước, không bao tay. Mặc cho tôi rên la, bà vừa bước đến, đứa bé đã lọt ra ngoài. Tôi sung Sướng ôm con trai vào lòng hôn lấy hôn để và nói với con: “Con sinh vào hoàn cảnh này, khổ cho con quá. Tại ba mẹ mà con khổ thế này. Xin lỗi con nhé.” Tôi vừa sợ ma vừa mệt đã thiếp
đi lúc nào không biết.
Gà gáy báo hiệu trời săp sáng. Tôi nghe tiêng con gái gọi mẹ, cứ ngỡ là mơ, nhưng là sự thật. Hai đứa con gái chạy đên bên tôi, có cả chồng tôi nữa. Anh đên bên tôi, hôn mẹ con tôi Và hỏi:
- Em có khỏe không? Con trai hả? Tôi hỏi anh: - Sao anh và con đến đây được? Anh trả lời:
- Anh nhéo hai đứa nhỏ khóc thật nhiều làm cho cả nhà tù không ngủ được. Rồi xin cán bộ cho các con ra ngoài thăm mẹ vì chúng nhớ mẹ. Ở tù quá lâu bọn chúng quen mặt và nghĩ tiền đâu mà trốn khỏi. Em có can đảm không? Trốn nghe?
Tôi hỏi: - Trốn đâu bây giờ? Làm sao để trốn? Anh nói:
- Cơ hội đến, em phải ráng.
Mới sinh xong vài tiêng đông hô, nhìn xung quanh văng vẻ không có ai, vợ chông tôi thu dọn ra đường cái đón xe.
Trời gió lạnh, những giọt sương đêm long lanh trên cỏ, tôi cảm thấy nổi da gà. Tôi ôm thằng bé mới sinh vào lòng với mớ quần áo cũ cột thật chặt sợ bị rớt. Anh tay bồng tay dắt. Chúng tôi đón xe đi về hướng Thái Lan. Lên xe ngồi đâu vào đó, lơ xe hỏi tiền, chúng tôi không có tiền để trả. Họ chửi, chúng tôi năn nỉ, ngồi lì. Cho đến lúc xe tới bến, tất cả xuống xe.
Tại bến xe, tôi ôm con đi xin ăn. Ở đó hơn một tuần lễ, chồng tôi kiêm phụ tùng làm nghê dán dép. Đêm vê, gia đình tôi ngủ trên sạp của
những người buôn bán, năm trong mưa gió nhìn lên trời đêm sao. Thây chúng tôi ở đó với tiêng Miên bập bẹ, ông chủ bên xe cho biêt có căn nhà trông cân người trông coi đã cho chúng tôi ở.
Ngày ngày đi ăn xin, đi tướt lá mít, mò chem chép, hái rau ở ao hồ. Người dân chung quanh cho chúng tôi ít quần áo. Chồng tôi dán dép được đồng nào mua đồng ấy những đồ cần thiết cho gia đình như kim chỉ, dao, kẹo, bánh cho con.
Đất Campuchia có tiếng nhiều đĩa. Ban đầu tôi còn la khóc nhưng riết rồi cũng quen không còn sợ. Gia đình xin được hộ khẩu, đổi tên họ, mua được vải đem bán lại. Nhờ sự cần cù, vợ chồng tôi sắm được nửa chiếc xe đạp, bộ Sườn và hai bánh xe, và thồ cho những ai cần.
Các con tôi hồn nhiên vui đùa đâu có biết ba mẹ đang khóc. Sau đó, chúng tôi mua được ba chỉ vàng. Chồng tôi tiếp tục tìm người đưa đuröng.
Một đêm tối như mực, chúng tôi lại tiếp tục ra đi lần nữa với năm người dẫn đường. Tôi phó thác tất cả cho định mệnh, bỏ tất cả. Ba đứa con là chính. Một bao cát đựng vỏn vẹn gói cơm, hai gói kẹo và mỗi người một bộ đồ.
Đi cho đến khi hai chân không còn mang được dép. Gia đình tôi lặng lẽ chạy trong đêm tối, vượt qua những gập ghềnh, những tre gai rơi rụng cả ngàn năm. Chạy và cắm đầu chạy theo năm người dẫn đường hết đêm.
Họ bảo chúng tôi dùng lại đợi người đón. Có người đón thật nhưng là một toán lính. Năm người dẫn đường bàn giao gia đình chúng tôi và họ ra về.
Toán lính trông dữ tợn vô cùng. Họ hỏi tiền, vàng và lục xét. Một tên lính đạp chồng tôi xuống sình nói: “Tụi bay láo. Không có tiền, không có vàng hả?” Họ xét ba đứa con của tôi. Đến tôi, họ lấy nòng Súng chĩa vào chỗ kín của tôi hai lần không thấy tiền, vàng gì hết nên bỏ đi. Mặt trời sắp lặn, gia đình tôi phải chết ở đây ư? Ở trong rừng nghe rờn rợn. Những tàn cây cổ thụ bao phủ cả chúng tôi, tiếng thú rừng kêu nghe nổi gai ốc. Suốt một đêm không ngủ, ngồi đuổi muỗi cho con. Mấy đứa nhỏ khóc vì vừa khát vừa đói. Chồng tôi van vái nếu có mệnh hệ nào xin cho cả nhà cùng chết, đừng để ba con tôi còn sống mà vợ chồng tôi chết, hay là cho chúng chết trước vợ chồng tôi.
Gà tre rừng gáy, tôi sợ trời sáng lại có những chuyện xảy ra. Cho dù quạt muỗi cả đêm, các con tôi vẫn bị muỗi rừng đốt. Những con vắt dính vào lỗ tai chúng hút máu.
Con trai tôi khóc: “Mẹ ơi! Nước, nước...”. Làm gì có nước, tôi nói với chông: “Anh ráng đi tè có nước cho con uông.”
Một toán lính đang đi tới, chĩa súng về hướng chúng tôi. Anh Lân liền cởi áo trắng đưa lên phất. Chắc là toán lính ngày hôm qua đến bắt ba đứa con tôi chăng? Anh liền bảo tôi: “Nếu thế anh sẽ liều với chúng. Nếu có chết anh sẽ không nhìn thấy cảnh ba con và em trong tay chúng.”
Nhưng không, đây là toán lính khác. Toán này có vẻ nhân hậu hơn, sau khi hỏi han vài câu đã dẫn chúng tôi tới đơn vị của họ.
Ở trong rừng có biết bao nhiêu là đơn vị. Vào đơn vị, ông chỉ huy trưởng nói vài câu, từ chối giúp đỡ. Qua đơn vị khác cũng thế. Cuối cùng có một đơn vị cho ở nhưng không cho ăn. Các anh lính đã cho ăn lén cầm hơi.
Ban ngày tôi không biết lính đi đâu. Chiều chiều họ đem về nào rắn, cua, tôm... đổ lăn ra đất, chà sát, rửa sơ rồi nấu, mời cả gia đình tôi cùng ăn. Khoảng trưa, tôi thấy mấy người lính đi lấy nước tắm, giặt, đi theo con đường mòn họ đã dặn coi chừng mìn.
Tiếng nổ thất thanh làm cả rừng rung rinh. Một chỉ huy đạp phải mìn. Tiếng la tiếng chạy nghe kinh hoàng. Chồng tôi bảo thu dọn ngay: “Chạy mau. Đụng trận rồi.” Chạy làm gì. Có chết là chết ở đây, con ba đứa chạy sao kịp.
Sau vài tiếng đồng hồ, sự thỉnh lặng nhường cho những con kỳ nhông than thở. Họ gọi máy và có lệnh rút quân, chuyển ông chỉ huy đạp phải mìn. Về Thái Lan cưa chân.
Khi tụ họp lại để lên đường, tôi thấy có cả hơn năm trăm người Vừa dân vừa lính. Người ở trong rừng đâu ra mà nhiều thế. Tôi ở trong rừng cả mười ngày, đâu có gặp ai. Chúng tôi chạy nguyên đêm trong im lặng. Tôi cõng một đứa. Chồng tôi cõng một đứa, kéo đứa lớn. Nó khóc, nó la: - Ba mẹ ơi! Con đau chân.
Có những lúc băng qua đường rầy xe lửa tôi thấy những ánh xẹt Sáng xuyên qua, hỏi chồng:
- Sắp đến rồi hở anh? Anh đáp:
- Những lằn chớp đó là của những phóng viên nhà báo chụp hình để sau này làm tài liệu.
Trưa hôm sau tới một chỗ có nước, đơn vị lính dừng lại. Ai có gì ăn nấy, có người nấu cơm. Gia đình tôi không có gì ăn, một lần nữa tôi lại đi xin cho các con. Rồi chúng tôi tiếp tục chạy. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy chiếc nón cối, chiếc dép cao su, áo lính trận, và vài đầu lâu. Rùng rợn hơn, tôi thấy một xác chết đang sình trương, không biết chết từ bao giờ. Đi một đoạn, tôi thấy một người đàn bị thương lòi ruột ra ngoài gọi: “Các người cứu tôi,” bên cạnh là một cô gái son trẻ. Tôi kêu cô ấy:
- Chạy đi em, Sao cứu được. Ai lo người mây. Chạy đi em. Cô ta nói vài câu ngăn gọn:
- Em không thể bỏ anh ấy được. Tụi em đã thề nguyền rồi. Em ngồi đây chết theo ảnh.
Tôi tiếp tục chạy theo toán người. Chạy ban ngày còn tránh được những hố hầm thăm thẳm, chạy ban đêm nguy hiểm hơn. Tôi đọc kinh suốt đoạn đường.
Đên biên giới Thái Lan vào nửa khuya. Chúng tôi được ăn một bữa no nê, có cả tivi, và đèn điện. Chúng tôi mệt lả Và ngủ say.
Sáng hôm sau tôi thây ở đây có cả lính Thái. Gia đình tôi được lãnh cơm. Với muôi. Tôi đi hái rau, vào sâu trong các nhà dân thọc đu đủ, bẻ măng le Về kho xào làm đô ăn cho các con. Thê là quá đủ ngon.
Theo dò hỏi, từ đây tới trại tị nạn đi mất ba ngày nữa. Tôi quá ngao ngán nhưng còn chút hy vọng. Lính Thái và lính Miên đến nói sẽ đưa gia đình tôi đi với giá là một ngàn năm trăm đô la. Tiền đâu? Đào đâu ra một ngàn năm trăm đô la? Từ từ họ xuống giá một ngàn, năm trăm, rốt cục còn hai trăm đô la. Gia đình tôi chịu giá này.
Khoảng nửa tháng sau, gia đình tôi đến trại tị nạn. Chưa có hai trăm đô la chồng tiền cho họ nên gia đình tôi phải ở trại Miên chung với người dẫn đường khá lâu. Gia đình tôi ở Miên mấy năm không liên lạc được với cha mẹ, không có thân nhân ở Mỹ làm sao có được hai trăm đô la để trả. Tôi đành viết một bức thư với địa chỉ ma để bọn họ tin, không làm khó dễ. Khoảng một tuần lễ sau, vợ chồng để ba đứa con ở lại nhà Với họ, xin vào trại tị nạn tìm thân nhân.
Hai trại mở cửa cho tự do qua lại. Vợ chồng tôi đến trại tị nạn, khi đi ngang qua giáo đường Công giáo thấy các cô trong ca đoàn đang tập hát. Tôi đứng lại nghe một hồi lâu vì mấy năm không hề được nghe thánh ca và không đi lễ nhà thờ. Tôi lê bước xuống phòng Cao Ủy.
Đến nơi, tôi gặp ông trưởng trại, một vài người Mỹ, cha già Peter người Pháp. Vợ chồng tôi trình bày hoàn cảnh, được xe Cao Ủy ra trại Miên đón các con của tôi. Được phát gạo, củi, đồ hộp. Ở tập thể trong căn nhà rộng chứa hơn tám mươi người.
Sáng ngày thứ hai đến trại tị nạn, chúng tôi được phân chia nhà. Gọi là nhà nhưng thật sự chỉ là một túp lều thô sơ làm bằng những cây khô trên núi, che bạt ni lông màu xanh, do những người đến trước đã dựng lên làm nơi tạm trú.
Tôi có thai một lần nữa. Mười tháng sau, gia đình tôi có danh sách đi phỏng vấn. Sau khi sanh con, chúng tôi được đi Philippines học sinh
ngữ và tập quán của Mỹ.
Đến Mỹ, chồng tôi đi làm. Tôi đưa hai con trai và hai con gái vào trường học. Hội bảo trợ rất tốt, giúp đỡ gia đình tôi không thiếu thứ gì. Mấy năm lận đận, cơn bão như đã qua, tôi ngỡ gia đình tôi đã yên bề. Bỗng sáu tháng sau, chồng tôi ngã bệnh phải vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết, anh bị ung thư chỉ còn sống được hai tuần.
Nghe tin, tôi bàng hoàng, rụng rời tay chân, lòng tan nát. Đã mấy năm gian lao khắp đó đây, anh còn khỏe mạnh. Mới đến đất Mỹ, anh chưa được hưởng thụ gì cả. Còn biết bao điều anh mơ ước, hy vọng, giờ tiêu tan.
Đúng hai tuân Sau, anh Vĩnh biệt mẹ con tôi đi về một thê giới khác.
Thấm thoát mười tám năm trôi qua, tôi đi làm nuôi các con ăn học. Hai đứa con gái lớn đã ra trường đại học. Các con trai của tôi vẫn ngoan. Đêm đêm, tôi vẫn tạ ơn Chúa nhưng nỗi buồn vẫn chưa vơi. Tôi vẫn cầu nguyện cho những người còn ở lại Việt Nam trong gông cùm của chế độ cộng sản sớm có tự do.
Ngày 21 tháng Tám năm 2003.
-Tô Lan Phú
Nguồn: sưu tầm