Vài Dòng Về Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu
từ 1930 đến 1945 Do Phạm Duy Viết
(-vt2 tóm tắc)
Bài Hát Theo Điệu Cổ
Thời Kỳ Chuẩn Bị (giữa thập niên 30)-Bài ta theo điệu Tây
Thời Kỳ Thành Lập (1938-1945)
Lớp Người Tiên Phong
Những Xu Hướng
Xu Hướng Nhạc Tình
Xu Hướng Nhạc Tình Quê
Xu Hướng Nhạc Vui Tươi
Xu Hướng Nhạc Hùng
Những người đi làm và theo nghệ thuật bên cạnh những hân hoan cũng có những nỗi buồn sâu kín, bên cạnh những ngày ồn ào náo nhiệt cũng có những đêm đen tối lặng câm, bên cạnh những ngày thảnh thơi cũng có những đêm bận bịu, bên cạnh những ngày trôi qua dễ dàng cũng có những đêm nhọc nhằn khó ngủ. Nhất là âm nhạc vào lúc mà xã hội còn quan niệm “xướng ca vô loài” khinh rẻ nghiệp cầm ca nói riêng và những người làm nghệ thuật nói chung.
Những người tiên phong đi cải cách âm nhạc Việt Nam, có người chuyên nghiệp có người tài tử. Dù là nhà nghề hay nghiệp dư, họ đã đem khả năng và đam mê cùng nhiệt quyết để cải tân âm nhạc Việt Nam. Nhờ đó mà hôm nay mình có được một Tân Nhạc Việt Nam để thưởng thức và giải trí.
***
Nhìn chung do sự nhàm chán và sự suy tàn của nhạc cổ truyền và dân ca (Hát Trống Quân, Hát Quan Họ, Hát Xẩm, Hát Chèo, Hát Tuồng Cải Lương, Hát Cô Đầu (Hát Ả Đào hay Hát Ca Trù), Ca Huế), cùng với sự suất hiện của nhạc Tây Phương đã khiến cho những người yêu nhạc thèm khát sự thay đổi và đi tìm cái mới lạ trong âm nhạc có cơ hội làm cuộc cách mạng trong sáng tạo nghệ thuật.
Trong quá trình xây dựng Tân Nhạc Việt Nam, như Phạm Duy viết “lũ thiếu nhi hay thiếu niên như chúng tôi, cũng như những người lớn đã chỉ làm một công việc rất dễ dãi là: hoặc dùng nhạc điệu cổ Việt Nam để soạn lời ca mới, có khi là lời ca tiếng Pháp, với mục đích khêu gợi tinh thần yêu nước; hoặc dùng những nhạc điệu Tầu đã được Việt Nam hóa để soạn những bài hát chơi.” (trang 15). Cùng với nhạc cổ điển, nhạc khiêu vũ Tây Phương, nhạc cụ, sách nhạc từ Pháp nhập cảng vào Việt Nam, những người tiên phong đi cải cách Tân Nhạc thời ấy đã học hỏi và trao dồi kiến thức âm nhạc Tây Phương để rồi dần dần giới thiệu nét nhạc thất cung Tây Phương vào nét nhạc ngũ cung Việt Nam. Và như vậy nhạc Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn mới của lịch sử âm nhạc Việt Nam, được đặt tên Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu.
Tân nhạc thời khai sinh có lẽ chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển Tây Phương vì vậy dường như nhiều bài hát thời tiền chiến nhịp điệp không rõ ràng trong mỗi trường canh, không giống như những bài nhạc của điệp Rumba, Bolero, Tango. v.v..
Tân nhạc thời ấy có lẽ nghiêng nặng về phần lời hát khi sáng tác nên lời nhạc mang âm hưởng thi ca và thơ ca. Có lẽ vì nặng về lời hát, nên nhiều bài hát viết lời trước, xong viết nhạc cho lời sau. Có lẽ vì đó mà mình ít thấy những bài hát có giai điệu hay nếu lời bỏ ra.
Nhạc sĩ ngày ấy cũng đã dùng nhiều kỷ thuật phổ biến trong việc sáng tác. Về phần lời thì như dịch lời Việt từ những bài hát ngoại quốc, phổ thơ, và tự viết lời. Về phần nhạc thì đã áp dụng lối chuyển từ ngũ cung sang thất cung hoặc chuyển từ chủ âm này qua chủ âm khác hoặc từ nhịp điệu này qua nhịp điệu khác trong một ca khúc. Về cấu trúc thì đang phần là bài hát ngắn cũng có những bài trường ca ra đời(như Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Thiên Thai và Trương Chi của Văn Cao), và bài hát đươc viết từ đơn giản đến phức tạp như viết theo cấu trúc ABAB, ABCA…
Về thể loại thì nhạc tình yêu đôi lứa (nhạc lãng lạn, trữ tình), nhạc yêu quê hương, nhạc đồng quê, nhạc hùng, nhạc thiếu nhi, kịch ca.
Một số nhạc sĩ đươc nhắc tên trong quyển “Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu” của Phạm Duy như Nguyễn Văn Cổn, Nguyễn Văn Tuyên, Bùi Công Kỳ, Phạm Duy, La Hối, Văn Đông, Dương Thiệu Tước, Nhóm Trice’a (Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn), Nhóm Hải phòng (Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú hay Tô Vũ, Phạm Ngữ, Canh Thân), Văn Cao, Nhóm Nam Định (Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng), Nguyễn Đình Phúc, Hoàng Giác, Lưu Bách Thụ, Nguyễn Văn Khánh, Dzoãn Cảnh-Văn Thủy, Đan Trường, Lương Ngọc Châu, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Thương, Văn Giảng, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Ngữ, Việt Lang, Nguyễn Xuân Khoát, Hùng Lân, Hoàng Quý và nhóm Đồng Vọng.
***
Một vài thắc mắc trước khi gát bút:
1) Vì sao phải chờ đến khi 1930 phong trào cải tân nhạc Việt mới bắt đầu? Có phải nhạc Tây Phương đã hòa nhập vào Việt Nam trước đó rất xa vào thời 100 năm nô lệ giặc Tây không?
2) Âm nhạc và văn hóa thường ảnh hưởng lẫn nhau. Vì sao những người tiên phong không khai thát và làm mới dùng nhạc ngũ cung Việt Nam mà phải nhờ vào nhạc thất cung Tây Phương để làm mới nhạc Việt Nam và gọi nó là Tân Nhạc Việt Nam?
Tác giả của bài viết này không phải một sử gia về nhạc, mà chỉ là một người vô tình thích tìm hiểu về lịch sử nhạc Việt Nam. Bài viết trên là tóm tắc sơ lược theo sự hiểu biết và suy luận sau khi đọc xong quyển “Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu” do Phạm Duy viết. Bạn đọc chịu hoàn toàn trách nhiệm khi sử dụng bài viết này.
Thân Chào,
-Võ Tường Trình
từ 1930 đến 1945 Do Phạm Duy Viết
(-vt2 tóm tắc)
Bài Hát Theo Điệu Cổ
Thời Kỳ Chuẩn Bị (giữa thập niên 30)-Bài ta theo điệu Tây
Thời Kỳ Thành Lập (1938-1945)
Lớp Người Tiên Phong
Những Xu Hướng
Xu Hướng Nhạc Tình
Xu Hướng Nhạc Tình Quê
Xu Hướng Nhạc Vui Tươi
Xu Hướng Nhạc Hùng
Những người đi làm và theo nghệ thuật bên cạnh những hân hoan cũng có những nỗi buồn sâu kín, bên cạnh những ngày ồn ào náo nhiệt cũng có những đêm đen tối lặng câm, bên cạnh những ngày thảnh thơi cũng có những đêm bận bịu, bên cạnh những ngày trôi qua dễ dàng cũng có những đêm nhọc nhằn khó ngủ. Nhất là âm nhạc vào lúc mà xã hội còn quan niệm “xướng ca vô loài” khinh rẻ nghiệp cầm ca nói riêng và những người làm nghệ thuật nói chung.
Những người tiên phong đi cải cách âm nhạc Việt Nam, có người chuyên nghiệp có người tài tử. Dù là nhà nghề hay nghiệp dư, họ đã đem khả năng và đam mê cùng nhiệt quyết để cải tân âm nhạc Việt Nam. Nhờ đó mà hôm nay mình có được một Tân Nhạc Việt Nam để thưởng thức và giải trí.
***
Nhìn chung do sự nhàm chán và sự suy tàn của nhạc cổ truyền và dân ca (Hát Trống Quân, Hát Quan Họ, Hát Xẩm, Hát Chèo, Hát Tuồng Cải Lương, Hát Cô Đầu (Hát Ả Đào hay Hát Ca Trù), Ca Huế), cùng với sự suất hiện của nhạc Tây Phương đã khiến cho những người yêu nhạc thèm khát sự thay đổi và đi tìm cái mới lạ trong âm nhạc có cơ hội làm cuộc cách mạng trong sáng tạo nghệ thuật.
Trong quá trình xây dựng Tân Nhạc Việt Nam, như Phạm Duy viết “lũ thiếu nhi hay thiếu niên như chúng tôi, cũng như những người lớn đã chỉ làm một công việc rất dễ dãi là: hoặc dùng nhạc điệu cổ Việt Nam để soạn lời ca mới, có khi là lời ca tiếng Pháp, với mục đích khêu gợi tinh thần yêu nước; hoặc dùng những nhạc điệu Tầu đã được Việt Nam hóa để soạn những bài hát chơi.” (trang 15). Cùng với nhạc cổ điển, nhạc khiêu vũ Tây Phương, nhạc cụ, sách nhạc từ Pháp nhập cảng vào Việt Nam, những người tiên phong đi cải cách Tân Nhạc thời ấy đã học hỏi và trao dồi kiến thức âm nhạc Tây Phương để rồi dần dần giới thiệu nét nhạc thất cung Tây Phương vào nét nhạc ngũ cung Việt Nam. Và như vậy nhạc Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn mới của lịch sử âm nhạc Việt Nam, được đặt tên Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu.
Tân nhạc thời khai sinh có lẽ chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển Tây Phương vì vậy dường như nhiều bài hát thời tiền chiến nhịp điệp không rõ ràng trong mỗi trường canh, không giống như những bài nhạc của điệp Rumba, Bolero, Tango. v.v..
Tân nhạc thời ấy có lẽ nghiêng nặng về phần lời hát khi sáng tác nên lời nhạc mang âm hưởng thi ca và thơ ca. Có lẽ vì nặng về lời hát, nên nhiều bài hát viết lời trước, xong viết nhạc cho lời sau. Có lẽ vì đó mà mình ít thấy những bài hát có giai điệu hay nếu lời bỏ ra.
Nhạc sĩ ngày ấy cũng đã dùng nhiều kỷ thuật phổ biến trong việc sáng tác. Về phần lời thì như dịch lời Việt từ những bài hát ngoại quốc, phổ thơ, và tự viết lời. Về phần nhạc thì đã áp dụng lối chuyển từ ngũ cung sang thất cung hoặc chuyển từ chủ âm này qua chủ âm khác hoặc từ nhịp điệu này qua nhịp điệu khác trong một ca khúc. Về cấu trúc thì đang phần là bài hát ngắn cũng có những bài trường ca ra đời(như Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Thiên Thai và Trương Chi của Văn Cao), và bài hát đươc viết từ đơn giản đến phức tạp như viết theo cấu trúc ABAB, ABCA…
Về thể loại thì nhạc tình yêu đôi lứa (nhạc lãng lạn, trữ tình), nhạc yêu quê hương, nhạc đồng quê, nhạc hùng, nhạc thiếu nhi, kịch ca.
Một số nhạc sĩ đươc nhắc tên trong quyển “Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu” của Phạm Duy như Nguyễn Văn Cổn, Nguyễn Văn Tuyên, Bùi Công Kỳ, Phạm Duy, La Hối, Văn Đông, Dương Thiệu Tước, Nhóm Trice’a (Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn), Nhóm Hải phòng (Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú hay Tô Vũ, Phạm Ngữ, Canh Thân), Văn Cao, Nhóm Nam Định (Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng), Nguyễn Đình Phúc, Hoàng Giác, Lưu Bách Thụ, Nguyễn Văn Khánh, Dzoãn Cảnh-Văn Thủy, Đan Trường, Lương Ngọc Châu, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Thương, Văn Giảng, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Ngữ, Việt Lang, Nguyễn Xuân Khoát, Hùng Lân, Hoàng Quý và nhóm Đồng Vọng.
***
Một vài thắc mắc trước khi gát bút:
1) Vì sao phải chờ đến khi 1930 phong trào cải tân nhạc Việt mới bắt đầu? Có phải nhạc Tây Phương đã hòa nhập vào Việt Nam trước đó rất xa vào thời 100 năm nô lệ giặc Tây không?
2) Âm nhạc và văn hóa thường ảnh hưởng lẫn nhau. Vì sao những người tiên phong không khai thát và làm mới dùng nhạc ngũ cung Việt Nam mà phải nhờ vào nhạc thất cung Tây Phương để làm mới nhạc Việt Nam và gọi nó là Tân Nhạc Việt Nam?
Tác giả của bài viết này không phải một sử gia về nhạc, mà chỉ là một người vô tình thích tìm hiểu về lịch sử nhạc Việt Nam. Bài viết trên là tóm tắc sơ lược theo sự hiểu biết và suy luận sau khi đọc xong quyển “Tân Nhạc Việt Nam Thuở Ban Đầu” do Phạm Duy viết. Bạn đọc chịu hoàn toàn trách nhiệm khi sử dụng bài viết này.
Thân Chào,
-Võ Tường Trình