trên những biên giới
(tùy bút)
Ở Tây Đức, tháng 11
Hình như tôi luôn luôn sống cho một ngày mai nào đó. Tôi đang chuẩn bị để sống một lần thực sự, nhưng cái lần thực sự đó chưa bao giờ đến và sẽ không bao giờ đến. Những ngày tháng đã đi qua, những ngày tháng đã luôn luôn để lại trong ta những cảm giác rất dịu dàng về cuộc đời và về con người. Ta luôn luôn hối tiếc một điều gì. Ta luôn luôn đau đớn vì những gì ta đã sống qua và đã mất. Phải bắt cho được cái nhịp của cuộc sống, sống là sống với, sống trong cuộc sống - không phải là sự suy nghĩ về cuộc đời, về những gì đã qua, về những gì sắp đến. Nhịp của cuộc sống là thời gian đang có ngay đây. Nhịp của cuộc sống là những gì ta đang nghe, là những gì ta đang thấy và tự nó, những gì đó đã hoàn toàn đầy đủ. Nó không để cho một điều gì. Nó không vì một điều gì cho hôm qua hay cho ngày mai. Ôi, cái nhịp tự nhiên của cuộc sống đó, tại sao ta không nắm được?...
Tôi đã viết những dòng trên đây trong cuốn Travels của tôi, khi chuyến xe lửa đang băng ngang qua nước Bỉ trên con đường từ Tây Đức trở về Paris trong chuyến lưu diễn của chúng tôi. Buổi trình diễn ở Braunchweigh đã để lại trong tâm tưởng tôi một cái gì hết sức ấm áp. Tôi nghĩ đến những con người lạc lõng trong sa mạc mênh mông, qua những cơn bão cát mịt mùng, sau đó họ bỗng gặp lại nhau, rồi cùng ngồi bên nhau quanh một khóm lửa giữa ốc đảo lẻ loi. Tôi nghĩ đến những con người lạc lõng đó và đem so sánh họ với những người bạn đã đến nghe chúng tôi đêm qua, trong cái hội trường ấm cúng của thành phố biên giới này giữa Tây Đức và Đông Đức.
Phải, chúng ta đã không bắt được cái nhịp của cuộc sống, bởi vì chúng ta đang sống với một quá khứ không thể nào còn tìm lại được, bởi vì chúng ta đang sống cho một tương lai không liên quan gì đến cái quá khứ đã ở lại từ rất xa trên con đường đời của chúng ta. Cái nhịp của cuộc sống là ánh lửa đang bùng cháy lên trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, là cái giây phút của sự cảm xúc, là cái giây phút của sự việc không nằm trong cái quên, cái nhớ của ta. Tôi đang ngồi đây, trên chuyến xe lửa chạy ngang biên giới nước Bỉ, và nếu tôi muốn được thưởng thức vẻ đẹp của trung tâm nước Bỉ, tôi sẽ không còn hưởng được cái đẹp lạ lùng của những thành phố dọc biên giới. Chúng ta luôn luôn đi trên những biên giới của cuộc đời, nhưng biên giới đó không có thực, ở đâu có con người với những nỗi buồn và niềm vui của họ, ở đó là trung tâm của cuộc đời – những đường biên giới là sự cố gắng vô ích của tham vọng con người, là sự thể hiện cái bất lực của quyền hạng con người. Cái quyền lực thực sự trên muôn loài là nỗi buồn, là niềm vui, là sự sợ hãi, nó không cần vạch ra cho con người những biên giới, nó bao trùm cả địa cầu, nó không phân định kẻ thù và đồng bạn, nó ở trong mỗi một con người và nó vẽ nên cuộc đời với những nét vẽ dứt khoát của nó.
Ôi! Có phải vì cái vẻ thơ mộng lạ kỳ của những nhà ga biên giới đã khiến cho tôi xúc cảm đến mức này không? Tôi yêu lạ lùng cái bảng tên của mỗi nhà ga và sự yên lặng của nó. Tôi yêu lạ lùng những con đường rầy rỉ sét và những viên đá bất động nằm bên vệ đường. Có phải con người đã xuyên qua trái tim nhân loại bằng những con đường nhất định như thế? Phải chăng chúng ta cứ chờ đợi mãi những tấm bảng với những tên gọi quen thuộc trong cuộc đời mình, và chúng ta đã xa lạ biết bao với mọi bất ngờ kỳ diệu này của cuộc sống?
Đêm qua, chúng tôi cũng vẫn hát những bài hát đó, những bài hát đã nhiều lần được trình diễn ở khắp nơi, nhưng có một cái gì rất khác lạ đã dội lại chúng tôi từ phía của những người nghe – không phải là một sự phản đối, không phải là một sự hưởng ứng, cũng không phải là một sự thông cảm, hình như đó là một sự ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì những điều đã được trình bày. Tại sao lại hát về những trò múa rối, tại sao lại hát về những trò chơi, tại sao lại hát về các ngôn từ, tạo sao lại hát về những điều chẳng đụng chạm gì đến những suy nghĩ trước của họ về cái gọi là những đề tài của nghệ thuật? Phải, tôi đã đi quá xa trên con đường tìm kiếm của tôi. Đã có một thời gian quá dài, một sự vắng mặt quá lâu giữa người hát và người nghe, đã gần mười năm rồi từ ngày tôi viết những bài tình ca sau cùng trong tập Uyên Ương Trong Lồng, một tập nhạc chúng tôi chưa có cơ hội để trình diễn, và từ đó đến nay đã có biết bao nhiêu ca khúc khác được viết ra, những ca khúc đã dính liền với cuộc đời tôi, một cuộc đời với rất nhiều biến động. Phải, chúng ta đã thiếu một sự chuyển tiếp, sự chuyển tiếp cần thiết để hiểu nhau. Đáng lẽ tôi phải trình bày cho những người bạn khán giả của mình từng bước theo đó những ca khúc của tôi đã được hình thành, sự chuyển hướng của kỹ thuật cho phù hợp với những suy nghĩ rất uyển chuyển trong con tim và khối óc. Nhất định là không có sự lặp lại nào trong các tác phẩm của tôi, tìm kiếm cái nét quen thuộc như là phương cách để thưởng thức theo như thông lệ, người nghe sẽ thất vọng, vì tôi không bao giờ chịu đứng yên, dù chỗ đứng đó có êm ái đến mức nào! Không phải đây là lần đầu tiên sự ngỡ ngàng đã thấy ở những khán giả, sự ngỡ ngàng luôn luôn có trong mọi buổi trình diễn của chúng tôi, nhưng đây là lần đầu tiên nó thể hiện một cách lộ liễu nhất mà tôi đã thấy được - Có một khoảng yên lặng khá lâu giữa nốt cuối cùng của bài hát và tiếng vỗ tay của khán giả – Khoảng yên lặng đó thật là lạ lùng. Tôi nhớ lại gần hai mươi năm về trước, khi tôi còn là một thầy giáo, trong một buổi văn nghệ gây quỹ cho nhà trường, lúc bấy giờ nhạc Twist mới du nhập vào Việt nam, ngoài Sàigòn ra, các tỉnh nhỏ ít người biết tới loại nhạc này, ở Pleiku, tôi đã ôm cây guitare điện và hát một bài Twist theo cái phong cách của Chuck Barry, khi bài hát chấm dứt, cả hội trường hoàn toàn im lặng, cái im lặng của sự sững sờ, những khán giả đêm đó đã không hiểu ông thầy giáo làm gì, họ hoàn toàn không hiểu gì cả, không khen không che, họ không biết đó là cái gì, thế thôi. Hôm nay tôi lại sống lại cái cảm giác đó của mười mấy năm về trước. Khán giả đã không đánh giá được những gì họ nghe thấy, mọi sự lạ kỳ quá – Đó là những ca khúc sao?
Ca khúc là để ca ngợi tình yêu, ca ngợi tình người. Ca khúc là để than khóc, để trách móc. Ca khúc là để ước mơ, để đau đớn. Ca khúc là để chửi rủa, để van xin... Nếu đề cập đến cái gì khác những điều đó, ca khúc không còn là ca khúc nữa, phải thế không? Vì thế khi chúng tôi hát lên:
Có những điều muốn nói mà không nói được Vì gia đình tôi
Có những điều không muốn mà tôi vẫn nói Vì tội hèn nhát
Vì thế trong đời tôi đã nhiều lần dối trá Vì thế trong đời tôi đã nhiều lần dối lòng
Khán giả đã không thấy một điều gì cả, không cảm một điều gì cả. Trong khi những điều đó nhất định là những điều sống chết của mỗi một con người, không phải là của tôi, của anh, mà là của chúng ta, của chúng nó, của tất cả mọi con người trong cuộc đời này – Những con người vẫn còn dùng tiếng nói trong đời sống thường nhật của mình, những con người sống và không cảm thấy sự thoải mái hoàn toàn trong cái thân xác của mình, sống và muốn vượt lên trên những gì mình đang có, phải thế không? Chúng ta chạy ngược chạy xuôi, cười bên này, khóc bên kia, không phải là để tìm kiếm một điều gì đó mà chúng ta gọi là hạnh phúc hay sao?
Cũng như vậy, tôi cảm nhận rất rõ ràng, cái thân phận con rối của tôi, tôi thấy rất rõ cái thụ động của mỗi con người trong cuộc đời này, những trói buộc của hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân... đã hướng dẫn hành động con người và tạo nên những tác động mâu thuẫn trong đời sống của mỗi chúng ta... điều đó không những ở trong tôi mà trong tất cả chúng ta, trong mỗi một con người của nhân loại. Những xúc cảm đó về thân phận một con người rất mãnh liệt trong tôi, nó cũng mãnh liệt như
những xúc cảm trước tình yêu của con người; và tôi cũng hiểu rằng vì cái này mà chúng ta mất cái kia, chúng ta không yêu thương được bởi vì chúng ta dối trá, chúng ta không yêu thương được bởi vì chúng ta thụ động, chúng ta không yêu thương được vì chúng ta thẩm định sai giá trị của con người trong thân phận của họ. Sự đòi hỏi, sự đeo đuổi, sự trách móc... chí chứng tỏ chúng ta đã không hiểu được cái thân phận chung đó của loài người mà thôi. Tình yêu luôn luôn trong con tim của ta cũng như bầu khí quyển lúc nào cũng bao trùm quả địa cầu. Ta không thể thở được vì một sự ngăn trở nào đó đã xảy ra, hay vì không khí đã bị ô nhiễm, cũng vậy, ta không yêu được là vì những vẩn đục trong con tim đó. Chúng ta không thấy được tình yêu trong con tim nhưng chúng ta có thể thấy được sự bệnh hoạn của con tim ta và những ngăn trở cái nhịp đập của nó, phải thế không?
Tôi đã viết rất nhiều tình ca và tôi yêu tất cả những bài tình ca đã từng có trên trái đất này, nó như những dòng nước trong, nó chính là hy vọng của chúng ta, nó chính là ước mơ của chúng ta trong cuộc sống. Nhưng tôi cũng biết rằng những rác rến sẽ làm bẩn dòng nước đó dễ dàng ra sao, và những hy vọng của chúng ta, những ước mơ của chúng ta sẽ dễ dàng bị vẩn đục như thế nào. Một hy vọng bị vẩn đục đó là một thất vọng. Một ước mơ bị vẩn đục đó là một thực tại. Một tình yêu bị vẩn đục đó là sự thù ghét. Những điều đó không phải là hai mặt của một đồng tiền, không phải là cái đối nghịch nhau – Có cái này thì không có cái kia, và ngược lại, thế thôi.
Trước đây những bài tình ca của tôi được viết từ phía này, phía của dòng nước trong; giờ đây những bài tình ca của tôi được viết từ phía kia, phía của dòng nước đục. Nếu trước đây, tôi đã viết về hy vọng thì giờ đây là thất vọng, nếu trước đây tôi đã viết về những ước mơ thì giờ đây là một thực tại, nếu trước đây tôi đã viết về tình yêu thì giờ đây là sự thù ghét. Có phải vì thế mà những bài ca của tôi đã trở thành xa lạ với khán giả của mình không? | Chuyến xe lửa đang băng ngang qua những cánh đông, những khu rừng và ghé lại ở môi nhà ga; chúng ta có thể biết được cái nhà ga cuối cùng mà chuyến xe lửa này tạm ngừng lại để nghỉ ngơi, chúng ta cũng biết được cái nhà ga cuối cùng của cuộc đời mình, ở đó chúng ta sẽ gởi cái thân xác của mình vào trong lòng đất; nhưng không ai biết được cái nhà ga cuối cùng mà trí óc con người sẽ dừng lại trong cuộc đeo đuổi hạnh phúc mong manh của mình và đồng loại. Có phải là chúng ta đang ở cái điểm khởi hành đã có từ hàng ngàn năm trước trong cuộc hành trình không ngừng nghỉ đó của nhân loại không
(tùy bút)
Ở Tây Đức, tháng 11
Hình như tôi luôn luôn sống cho một ngày mai nào đó. Tôi đang chuẩn bị để sống một lần thực sự, nhưng cái lần thực sự đó chưa bao giờ đến và sẽ không bao giờ đến. Những ngày tháng đã đi qua, những ngày tháng đã luôn luôn để lại trong ta những cảm giác rất dịu dàng về cuộc đời và về con người. Ta luôn luôn hối tiếc một điều gì. Ta luôn luôn đau đớn vì những gì ta đã sống qua và đã mất. Phải bắt cho được cái nhịp của cuộc sống, sống là sống với, sống trong cuộc sống - không phải là sự suy nghĩ về cuộc đời, về những gì đã qua, về những gì sắp đến. Nhịp của cuộc sống là thời gian đang có ngay đây. Nhịp của cuộc sống là những gì ta đang nghe, là những gì ta đang thấy và tự nó, những gì đó đã hoàn toàn đầy đủ. Nó không để cho một điều gì. Nó không vì một điều gì cho hôm qua hay cho ngày mai. Ôi, cái nhịp tự nhiên của cuộc sống đó, tại sao ta không nắm được?...
Tôi đã viết những dòng trên đây trong cuốn Travels của tôi, khi chuyến xe lửa đang băng ngang qua nước Bỉ trên con đường từ Tây Đức trở về Paris trong chuyến lưu diễn của chúng tôi. Buổi trình diễn ở Braunchweigh đã để lại trong tâm tưởng tôi một cái gì hết sức ấm áp. Tôi nghĩ đến những con người lạc lõng trong sa mạc mênh mông, qua những cơn bão cát mịt mùng, sau đó họ bỗng gặp lại nhau, rồi cùng ngồi bên nhau quanh một khóm lửa giữa ốc đảo lẻ loi. Tôi nghĩ đến những con người lạc lõng đó và đem so sánh họ với những người bạn đã đến nghe chúng tôi đêm qua, trong cái hội trường ấm cúng của thành phố biên giới này giữa Tây Đức và Đông Đức.
Phải, chúng ta đã không bắt được cái nhịp của cuộc sống, bởi vì chúng ta đang sống với một quá khứ không thể nào còn tìm lại được, bởi vì chúng ta đang sống cho một tương lai không liên quan gì đến cái quá khứ đã ở lại từ rất xa trên con đường đời của chúng ta. Cái nhịp của cuộc sống là ánh lửa đang bùng cháy lên trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, là cái giây phút của sự cảm xúc, là cái giây phút của sự việc không nằm trong cái quên, cái nhớ của ta. Tôi đang ngồi đây, trên chuyến xe lửa chạy ngang biên giới nước Bỉ, và nếu tôi muốn được thưởng thức vẻ đẹp của trung tâm nước Bỉ, tôi sẽ không còn hưởng được cái đẹp lạ lùng của những thành phố dọc biên giới. Chúng ta luôn luôn đi trên những biên giới của cuộc đời, nhưng biên giới đó không có thực, ở đâu có con người với những nỗi buồn và niềm vui của họ, ở đó là trung tâm của cuộc đời – những đường biên giới là sự cố gắng vô ích của tham vọng con người, là sự thể hiện cái bất lực của quyền hạng con người. Cái quyền lực thực sự trên muôn loài là nỗi buồn, là niềm vui, là sự sợ hãi, nó không cần vạch ra cho con người những biên giới, nó bao trùm cả địa cầu, nó không phân định kẻ thù và đồng bạn, nó ở trong mỗi một con người và nó vẽ nên cuộc đời với những nét vẽ dứt khoát của nó.
Ôi! Có phải vì cái vẻ thơ mộng lạ kỳ của những nhà ga biên giới đã khiến cho tôi xúc cảm đến mức này không? Tôi yêu lạ lùng cái bảng tên của mỗi nhà ga và sự yên lặng của nó. Tôi yêu lạ lùng những con đường rầy rỉ sét và những viên đá bất động nằm bên vệ đường. Có phải con người đã xuyên qua trái tim nhân loại bằng những con đường nhất định như thế? Phải chăng chúng ta cứ chờ đợi mãi những tấm bảng với những tên gọi quen thuộc trong cuộc đời mình, và chúng ta đã xa lạ biết bao với mọi bất ngờ kỳ diệu này của cuộc sống?
Đêm qua, chúng tôi cũng vẫn hát những bài hát đó, những bài hát đã nhiều lần được trình diễn ở khắp nơi, nhưng có một cái gì rất khác lạ đã dội lại chúng tôi từ phía của những người nghe – không phải là một sự phản đối, không phải là một sự hưởng ứng, cũng không phải là một sự thông cảm, hình như đó là một sự ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì những điều đã được trình bày. Tại sao lại hát về những trò múa rối, tại sao lại hát về những trò chơi, tại sao lại hát về các ngôn từ, tạo sao lại hát về những điều chẳng đụng chạm gì đến những suy nghĩ trước của họ về cái gọi là những đề tài của nghệ thuật? Phải, tôi đã đi quá xa trên con đường tìm kiếm của tôi. Đã có một thời gian quá dài, một sự vắng mặt quá lâu giữa người hát và người nghe, đã gần mười năm rồi từ ngày tôi viết những bài tình ca sau cùng trong tập Uyên Ương Trong Lồng, một tập nhạc chúng tôi chưa có cơ hội để trình diễn, và từ đó đến nay đã có biết bao nhiêu ca khúc khác được viết ra, những ca khúc đã dính liền với cuộc đời tôi, một cuộc đời với rất nhiều biến động. Phải, chúng ta đã thiếu một sự chuyển tiếp, sự chuyển tiếp cần thiết để hiểu nhau. Đáng lẽ tôi phải trình bày cho những người bạn khán giả của mình từng bước theo đó những ca khúc của tôi đã được hình thành, sự chuyển hướng của kỹ thuật cho phù hợp với những suy nghĩ rất uyển chuyển trong con tim và khối óc. Nhất định là không có sự lặp lại nào trong các tác phẩm của tôi, tìm kiếm cái nét quen thuộc như là phương cách để thưởng thức theo như thông lệ, người nghe sẽ thất vọng, vì tôi không bao giờ chịu đứng yên, dù chỗ đứng đó có êm ái đến mức nào! Không phải đây là lần đầu tiên sự ngỡ ngàng đã thấy ở những khán giả, sự ngỡ ngàng luôn luôn có trong mọi buổi trình diễn của chúng tôi, nhưng đây là lần đầu tiên nó thể hiện một cách lộ liễu nhất mà tôi đã thấy được - Có một khoảng yên lặng khá lâu giữa nốt cuối cùng của bài hát và tiếng vỗ tay của khán giả – Khoảng yên lặng đó thật là lạ lùng. Tôi nhớ lại gần hai mươi năm về trước, khi tôi còn là một thầy giáo, trong một buổi văn nghệ gây quỹ cho nhà trường, lúc bấy giờ nhạc Twist mới du nhập vào Việt nam, ngoài Sàigòn ra, các tỉnh nhỏ ít người biết tới loại nhạc này, ở Pleiku, tôi đã ôm cây guitare điện và hát một bài Twist theo cái phong cách của Chuck Barry, khi bài hát chấm dứt, cả hội trường hoàn toàn im lặng, cái im lặng của sự sững sờ, những khán giả đêm đó đã không hiểu ông thầy giáo làm gì, họ hoàn toàn không hiểu gì cả, không khen không che, họ không biết đó là cái gì, thế thôi. Hôm nay tôi lại sống lại cái cảm giác đó của mười mấy năm về trước. Khán giả đã không đánh giá được những gì họ nghe thấy, mọi sự lạ kỳ quá – Đó là những ca khúc sao?
Ca khúc là để ca ngợi tình yêu, ca ngợi tình người. Ca khúc là để than khóc, để trách móc. Ca khúc là để ước mơ, để đau đớn. Ca khúc là để chửi rủa, để van xin... Nếu đề cập đến cái gì khác những điều đó, ca khúc không còn là ca khúc nữa, phải thế không? Vì thế khi chúng tôi hát lên:
Có những điều muốn nói mà không nói được Vì gia đình tôi
Có những điều không muốn mà tôi vẫn nói Vì tội hèn nhát
Vì thế trong đời tôi đã nhiều lần dối trá Vì thế trong đời tôi đã nhiều lần dối lòng
Khán giả đã không thấy một điều gì cả, không cảm một điều gì cả. Trong khi những điều đó nhất định là những điều sống chết của mỗi một con người, không phải là của tôi, của anh, mà là của chúng ta, của chúng nó, của tất cả mọi con người trong cuộc đời này – Những con người vẫn còn dùng tiếng nói trong đời sống thường nhật của mình, những con người sống và không cảm thấy sự thoải mái hoàn toàn trong cái thân xác của mình, sống và muốn vượt lên trên những gì mình đang có, phải thế không? Chúng ta chạy ngược chạy xuôi, cười bên này, khóc bên kia, không phải là để tìm kiếm một điều gì đó mà chúng ta gọi là hạnh phúc hay sao?
Cũng như vậy, tôi cảm nhận rất rõ ràng, cái thân phận con rối của tôi, tôi thấy rất rõ cái thụ động của mỗi con người trong cuộc đời này, những trói buộc của hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân... đã hướng dẫn hành động con người và tạo nên những tác động mâu thuẫn trong đời sống của mỗi chúng ta... điều đó không những ở trong tôi mà trong tất cả chúng ta, trong mỗi một con người của nhân loại. Những xúc cảm đó về thân phận một con người rất mãnh liệt trong tôi, nó cũng mãnh liệt như
những xúc cảm trước tình yêu của con người; và tôi cũng hiểu rằng vì cái này mà chúng ta mất cái kia, chúng ta không yêu thương được bởi vì chúng ta dối trá, chúng ta không yêu thương được bởi vì chúng ta thụ động, chúng ta không yêu thương được vì chúng ta thẩm định sai giá trị của con người trong thân phận của họ. Sự đòi hỏi, sự đeo đuổi, sự trách móc... chí chứng tỏ chúng ta đã không hiểu được cái thân phận chung đó của loài người mà thôi. Tình yêu luôn luôn trong con tim của ta cũng như bầu khí quyển lúc nào cũng bao trùm quả địa cầu. Ta không thể thở được vì một sự ngăn trở nào đó đã xảy ra, hay vì không khí đã bị ô nhiễm, cũng vậy, ta không yêu được là vì những vẩn đục trong con tim đó. Chúng ta không thấy được tình yêu trong con tim nhưng chúng ta có thể thấy được sự bệnh hoạn của con tim ta và những ngăn trở cái nhịp đập của nó, phải thế không?
Tôi đã viết rất nhiều tình ca và tôi yêu tất cả những bài tình ca đã từng có trên trái đất này, nó như những dòng nước trong, nó chính là hy vọng của chúng ta, nó chính là ước mơ của chúng ta trong cuộc sống. Nhưng tôi cũng biết rằng những rác rến sẽ làm bẩn dòng nước đó dễ dàng ra sao, và những hy vọng của chúng ta, những ước mơ của chúng ta sẽ dễ dàng bị vẩn đục như thế nào. Một hy vọng bị vẩn đục đó là một thất vọng. Một ước mơ bị vẩn đục đó là một thực tại. Một tình yêu bị vẩn đục đó là sự thù ghét. Những điều đó không phải là hai mặt của một đồng tiền, không phải là cái đối nghịch nhau – Có cái này thì không có cái kia, và ngược lại, thế thôi.
Trước đây những bài tình ca của tôi được viết từ phía này, phía của dòng nước trong; giờ đây những bài tình ca của tôi được viết từ phía kia, phía của dòng nước đục. Nếu trước đây, tôi đã viết về hy vọng thì giờ đây là thất vọng, nếu trước đây tôi đã viết về những ước mơ thì giờ đây là một thực tại, nếu trước đây tôi đã viết về tình yêu thì giờ đây là sự thù ghét. Có phải vì thế mà những bài ca của tôi đã trở thành xa lạ với khán giả của mình không? | Chuyến xe lửa đang băng ngang qua những cánh đông, những khu rừng và ghé lại ở môi nhà ga; chúng ta có thể biết được cái nhà ga cuối cùng mà chuyến xe lửa này tạm ngừng lại để nghỉ ngơi, chúng ta cũng biết được cái nhà ga cuối cùng của cuộc đời mình, ở đó chúng ta sẽ gởi cái thân xác của mình vào trong lòng đất; nhưng không ai biết được cái nhà ga cuối cùng mà trí óc con người sẽ dừng lại trong cuộc đeo đuổi hạnh phúc mong manh của mình và đồng loại. Có phải là chúng ta đang ở cái điểm khởi hành đã có từ hàng ngàn năm trước trong cuộc hành trình không ngừng nghỉ đó của nhân loại không